b) về tham số tỉ lệ mất gói tin trong thòi gian hội tụ
3.3.1 Một sổ giải pháp lựa chọn mô hình bảo vệ khôi phục đường
Để đưa ra một nhận định lựa chọn một mô hình bảo vệ, khôi phục đường tối ưu nhất trong tất cả các trường hợp là điều rất khó khăn, bởi mỗi mô hình đều có ưu điểm, nhược điểm, thế mạnh riêng và thích hợp trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Sinh viên cố gắng đưa ra một số giải pháp lựa chọn mô hình bảo vệ, khôi phục đường tối ưu trong các tình huống sau đây:
• Mô hình Makam, mô hình này có ưu điểm là chỉ cần một đường khôi phục dự
phòng cho một nhóm các đường làm việc, có nhược điểm là tài nguyên dự phòng phải thiết lập trước, hom nữa là nhược điểm xảy ra tình trạng mất gói, tỷ lệ mất gói cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng cách giữa node phát hiện lỗi và node nguồn.
Do đó mô hình Makam không thích hợp trong việc bảo vệ, khôi phục các TE-LSP truyền tải lưu lượng của các dịch vụ có tính chất nhạy cảm với mất gói như các dịch vụ hoạt động trên nền UDP, các dịch vụ Voice/Video over IP/MPLS,...Trên thực tế, mô hình Makam vẫn có thể sử dụng trong trường hợp các dịch vụ kể trên, nhưng một điều thiết yếu là cần phải đảm bảo sao cho bản tin FIS không mất quá nhiều thời gian để trở về Headend-LSR trong trường hợp có lỗi xảy ra. Nhìn chung mô hình Makam có thể thích hợp với các dịch vụ có khả năng sửa chữa lỗi mất gói như các dịch vụ hoạt động trên nền TCP.
• Mô hình Haskỉn, mô hình này có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm mất gói, qua lý thuyết và mô phỏng có thể thấy tỷ lệ mất gói của Haskin vô cùng thấp. Tuy nhiên khối lượng tài nguyên dự phòng phải thiết lập trước khá nhiều (phát sinh đường dự phòng đảo) dẫn đến tốn kém tài nguyên. Nhược điểm lớn nhất của mô hình Haskin là độ trễ toàn trình trung bình rất cao vì lưu lượng phải đi trên một chặng rất dài, thậm chí gây lãng phí tài nguyên khi đưa thêm khái niệm đường dự phòng đảo.
Do đó mô hình Haskin không thích hợp trong việc bảo vệ, khôi phục các TE-LSP truyền tải lưu lượng của các dịch vụ có tính chất nhạy cảm với trễ như các dịch vụ Voice/Video over IP, các dịch vụ tưomg tác Interactive, Streamming,.. .Mô hình Haskin có thể thích họp trong việc bảo vệ, khôi phục các TE-LSP truyền tải lưu lượng Data thông thường hoạt động trên nền TCP/UDP.
KÉT LUẬN
•
Với những ưu điểm vượt trội, MPLS được xem là công nghệ đầy hứa hẹn trong mạng viễn thông thế hệ kế tiếp NGN. Hiện nay, MPLS cũng đang là một giải pháp hàng đầu để giải quyết nhiều vấn đề trong mạng như: tốc độ, khả năng mở rộng, quản lý QoS và điều khiển lưu lượng. Với những vấn đề của mạng MPLS, trong khuôn khổ đồ án chỉ thực thiện được một số phần và còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
1. Kết quả đạt được
Nắm vững kiến thức về công nghệ MPLS
Mô phỏng và khảo sát thành công các thuật toán điều khiển lưu lượng, các kỹ thuật bảo vệ và khôi phục đường trong MPLS - TE
Khảo sát, phân tích định lượng nhằm đánh giá hiệu năng của các mô hình với một số tiêu chí đánh giá như : s Thông lượng theo thời gian ■S Tỉ lệ mất gói tin trong thời gian hội tụ s Độ trễ toàn trình trung bình của gói tin •S Độ chiếm dụng tài nguyên bảo vệ khôi phục
- Đề xuất một số giải pháp lựa chọn mô hình bảo vệ khôi phục đường tối ưu nhất và toàn diện nhất trong các tình huống yêu cầu bảo vệ đường truyền tải của lưu lượng có tính chất nhất định.
2. Điểm hạn chế
- Một số khái niệm, thuật ngữ mới được dịch còn mang tính chủ quan của cá nhân. - Chưa đề cập nhiều đến quản lý QoS trong MPLS.
- Chưa đề cập nhiều đến ứng dụng của MPLS trong mạng riêng ảo VPN.
- Chưa can thiệp một cách đầy đủ được vào các mô - đun hỗ trợ mô phỏng MPLS của phần mềm NS2, các mô - đun này hoạt động chưa thật sự ổn định, do đó các kết quả mô phỏng đánh giá chỉ có độ tin cậy tương đối.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Nghiên cứu và mô phỏng mô hình bảo vệ, khôi phục đường Hundessa, mô hình duy nhất mà sinh viên chưa thể thực hiện mô phỏng hoàn thiện trong 6 mô hình đã được mô phỏng và khảo sát.
- Nghiên cứu, mô phỏng và khảo sát các mô hình bảo vệ, khôi phục đường hiện tại nhưng dựa trên nền giao thức RSVP-TE thay vì CR-LDP như trong đồ án đã thực hiện. Mặc dù giao thức CR-LDP có nhiều ưu điểm hom giao thức RSVP-TE nhưng hiện nay giao thức RSVP-TE đang ngày một được sử dụng nhiều hom trong các hệ thống triển khai thực tế.
- Nghiên cứu, phát triển mô hình bảo vệ, khôi phục đường mới với hiệu năng tốt hom các mô hình bảo vệ, khôi phục sẵn có.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm om chân thành nhất đến cô giáo hướng dẫn đồ án, Th.s Ngô Thị Vinh , cô đã tận tình định hướng phưomg pháp tiếp cận, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn các vấn đề chuyên môn cho em không chỉ với đồ án tốt nghiệp lần này mà còn trong suốt những năm tháng em học tập tại trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông - Đại Học Thái Nguyên.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn Công Nghệ Truyền Thông, các thày cô đã dìu dắt em trong những ngày tháng còn học trong trường cho tới khi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Trần Công Hùng, Chuyển Mạch Nhãn Đa Giao Thức MPLS, NXB Bưu Điện TPHCM.
[ 2] http://cisco.com
[3] http://ciscopress.com
[3] http://nsnam.isi.edu/nsnam/
[4] http://vnpt.com.vn
[5] Uyless Black, “MPLS & Label Switching Networks”, Prentice Hall PTR, 2nd
Edition, 2002.
[6] Eric Osborne, Ajay Simha, “Traffic Engineering with MPLS”, Cisco Press, 2003. [7] Jeffrey Bannister, Paul Mather and Sebastian Coope, “Convergence Technologies for 3G Network - IP, UMTS, EGPRS, ATM”, John Wiley & Son, Ltd, 2004.
[8] ETF, “RFC 3031 - Multiprotocol Label Switching Architecture”.