TỶ LỆ MẤT GÓI TIN TRONG THỜI GIAN HỘI TỤ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật lưu lượng mạng trong công nghệ MPLS (Trang 78 - 80)

b) về tham số tỉ lệ mất gói tin trong thòi gian hội tụ

TỶ LỆ MẤT GÓI TIN TRONG THỜI GIAN HỘI TỤ

Hình 3.29: Biểu đồ tổng hợp tỷ lệ mất gói trong thời gian hội tụ Trước hết đối với mô hình Haskin, mô hình này cho tỷ lệ mất gói rất thấp bởi lẽ ngay khi node phát hiện ra sự cố về liên kết nó lập tức chuyển mạch luồng lưu lượng trên đường làm việc (đang bị lỗi) sang đường dự phòng đảo ngược trở về Headend-LSR giảm thiểu tối đa tỷ lệ mất gói. Đây cũng là ưu điểm của mô hình Haskin so với mô hình Makam, khắc phục nhược điểm mất gói của mô hình này. Với mô hình Makam, tín hiệu FIS càn tiêu tốn một khoảng thời gian để lan truyền từ node phát hiện sự cố tới node Headend-LSR, trong khoảng thời gian này lưu lượng trên đường làm việc (đang bị lỗi) sẽ bị mất mát. Do đó nếu node phát hiện sự cố càng ở xa node Headend-LSR thì tỷ lệ mất gói của mô hình Makam càng cao.

Mô hình Simple-Static cũng có tính chất chuyển mạch bảo vệ như mô hình Makam và Haskin, tuy nhiên nó khắc phục được cả hai nhược điểm của các mô hình này, nhược điểm mất gói của mô hình Makam và nhược điểm độ trễ toàn trình trung bình (ta sẽ xét ngay sau đây). Mô hình Simple-Static tính toán và thiết lập trước tài nguyên dự

phòng như mô hình Haskin nên khi xảy ra sự cố node chỉ mất một khoảng thời gian vô cùng nhỏ, thực hiện chuyển mạch lưu lượng ngay lập tức sang tài nguyên dự phòng, từ đó Simple-Static đạt tỷ lệ mất gói rất thấp giống như mô hình Haskin (đều mất 7 gói). Mô hình Simple-Static cho phép sửa chữa cục bộ ngay tại node phát hiện lỗi, nên không cần tiêu tốn một khoảng thời gian lan truyền tín hiệu FIS về Headend-LSR như mô hình Makam.

Các mô hình Shortest-Dynamic và Simple-Dynamic cho tỷ lệ mất gói rất cao bởi lẽ chúng có tính chất tái định tuyến, khi node phát hiện sự cố về liên kết nó mới tiến hành tính toán và thiết lập đường khôi phục, quá trình hội tụ này tiêu tốn một khoảng thời gian tưomg đối dài, trong thời gian này lưu lượng trên đường làm việc (đang bị lỗi) sẽ bị mất mát.

c) về tham số độ trễ toàn trình trung bình

Đối với tất cả các mô hình bảo vệ, khôi phục đường, rất khó để so sánh tiêu chí độ trễ trung bình của gói tin bởi vấn đề này phụ thuộc vào từng dạng Topology cụ thể và cách thức sắp xếp tổ chức tài nguyên dự phòng. Ta có kết quả tổng họp độ trễ toàn trình trung bình như hình 3.28. Với kết quả này ta có thể nhận thấy:

- Nhìn chung các mô hình đều có tham số độ trễ toàn trình trung bình nằm trong khoảng 148ms^l69ms (mô hình Makam, Shortest-Dynamic, Simple-Dynamic, Simple-Static).

- Riêng mô hình Haskin có tham số độ trễ toàn trình trung bình ở mức cao nhất, vào khoảng 193ms, cao hom khá nhiều so với tham số loại này của tất cả các mô hình còn lại.

Mô hình dự phòng đảo Haskin cho độ trễ toàn trình trung bình cao nhất (192.539 ms) trong tất cả các mô hình bảo vệ, khôi phục đường, do lưu lượng sẽ được truyền trên một chặng khá dài sau thời điểm gặp sự cố, chặng này bao gồm: một phần đường làm việc từ Headend-LSR cho tới điểm gặp sự cố, đường dự phòng đảo, đường khôi phục.

Với đường đi dài như vậy, độ trễ trung bình của gói tin sẽ tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật lưu lượng mạng trong công nghệ MPLS (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w