Các bản tin và chức năng của bản tin trong LDP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật lưu lượng mạng trong công nghệ MPLS (Trang 26 - 30)

Bao gồm các bản tin LDP:

- Bản tin thông báo (Notifícation Message) : Bản tin này được sử dụng bởi một LSR để thông báo với các LSR đồng cấp khác về trạng thái mạng là đang trong điều kiện bình thường hay bị lỗi. Khi LSR nhận được một bản tin thông báo về một lỗi, nó sẽ ngắt phiên truyền ngay lập tức bằng việc đóng phiên kết nối TCP lại và xoá bỏ các trạng thái liên quan đến phiên truyền này.

- Bản tin Hello: Bản tin này dùng để trao đổi giữa 2 LDP đồng cấp.

- Bản tin Initilization: Các bản tin thuộc loại này được gửi khi bắt đầu một phiên LDP giữa 2 LSR để trao đổi các tham số, các đại lượng tuỳ chọn cho phiên. Các tham số này bao gồm:

■ Chế độ phân phối nhãn ■ Các giá trị định thời

■ Phạm vi các nhãn sử dụng trong kênh giữa 2 LSR đó

Cả hai LSR đều có thể gửi các bản tin Initilization và LSR nhận sẽ nhận trả lời bằng Keep Alive nếu các tham số được chấp nhận. Nếu có một tham số nào đó không được chấp nhận thi LSR trả lời thông báo và phiên kết thúc.

- Bản tin Keep Alive: Bản tin này dùng để trao đổi giữa các thực thể đồng cấp để giám sát tính ổn định và liên tục của việc hỗ trợ của một kết nối TCP trong một phiên LDP. Các bản tin này được gửi định kỳ khi không có bản tin nào được gửi để đảm bảo cho mỗi thành phần LDP biết rằng thành phần LDP khác đang hoạt động tốt. Trong trường hợp không xuất hiện bản tin Keep Alive hay một số bản tin khác của LDP trong khoảng thời gian nhất định thì LSR sẽ cho rằng kết nối bị hỏng và phiên truyền sẽ bị dừng.

- Bản tin Address: Bản tin này được gửi đi bởi một LSR tới các LDP đồng cấp để thông báo các địa chỉ giao diện của nó. Một LSR khác nhận bản tin mang địa chỉ này để duy trì cơ sở dữ liệu, để ánh xạ trường nhận dạng và các địa chỉ chặng tiếp theo giữa các LDP đồng cấp.

- Bản tin Address Withdraw (Bán tin huỷ bỏ đia chi): Bản tin này dùng để xoá địa chỉ đã được thông báo trước đó. Danh sách địa chỉ TLV chứa một loạt các địa chỉ đang được yêu cầu cần xoá bỏ bởi LSR.

- Bán tin Label Mapping (Bản tin ảnh xa nhãnk Các bản tin ánh xạ nhãn được sử dụng để quảng bá liên kết giữa FEC và nhãn giữa các thực thể đồng cấp.Bản tin này được sử dụng khi có sự thay đổi trong bảng định tuyến (thay đổi tiền tố địa chỉ ) hay thay đổi trong cấu hình và LSR tạm dừng việc chuyển nhãn các gói trong FEC đó. Nếu một LSR phân phối một ánh xạ đối với một FEC tới nhiều thực thể đồng cấp LDP, vấn đề cục bộ được đặt ra là liệu nó ánh xạ một nhãn đơn tới FEC này và phân phối sự ánh xạ này tới tất cả các thực thể LDP đồng cấp của nó hay sử dụng các ánh xạ khác nhau cho từng LDP khác nhau.

- Bản tin Label Withdraw (Bán tin xóa nhãn): Bản tin này có nhiệm vụ ngược lại so với bản tin ánh xạ địa chỉ, được sử dụng để xoá bỏ các liên kết giữa các FEC và các nhãn vừa thực hiện. Bản tin này được gửi tới một thực thể đồng cấp để thông báo rằng nút không còn tiếp tục sử dụng các liên kết nhãn-FEC mà LSR đã gửi trước đó

- Bản tin Label Request (Bán tin yêu cầu nhãn) : bản tin nàyđược LSR sử dụng để yêu càu một LDP đồng cấp cung cấp một sự kết họp nhãn (Binding ) cho một FEC. Một LSR có thể phát bản tin yêu cầu nhãn dưới bất kỳ một trong những trường họp sau:

■ LSR nhận ra một FEC mới thông qua bảng chuyển tiếp và hop tiếp theo là một thực the LDP đồng cấp nhưng LSR không có ánh xạ từ hop tiếp theo đối với FEC đã cho.

■ Có sự thay đổi FEC của chặng tiếp theo nhưng LSR không có sự ánh xạ từ chặng tiếp theo đối với FEC đã cho.

■ LSR nhận một yêu cầu nhãn đối với một FEC từ một LDP đồng cấp lên FEC hop tiếp theo là một LDP đồng cấp và LSR không ánh xạ nhãn cho chặng tiếp theo

- Bản tin giải phóng nhãn ÍLabel Release Message): Bản tin này được LSR sửdụng khỉ nhận được chuyển đổi nhãn mà nó không cần thiết nữa. LSR phảỉ phát bản tin giải phóng nhãn này dưới bất kỳ một trong những trường hợp sau:

■ LSR gửi ánh xạ nhấn không thuộc Hop tiếp theo đối với một FEC đã được ánh xạ và LSR được cấu hình đề duy trì cho quá trình hoạt động. ■ LSR nhận một ánh xạ nhãn từ một LSR mà chúng không phải là của

Hop tiếp theo đối với một FEC và LSR được cấu hình cho việc duy trì quá trình hoạt động.

Ở chế độ hoạt động gán nhãn theo yêu cầu từ phía trước, LSR sẽ yêu cầu gán nhãn từ LSR lân cận phía trước sử dụng bản tin Label Request. Nếu bản tin Label Request cần phải huỷ bỏ trước khi được chấp nhận (do nút kế tiếp trong FEC yêu cầu đã thay đổi) thì LSR yêu cầu sẽ loại bỏ yêu cầu nhờ bản tin Label Request Abort.

- Bản tin Label Abort Request ( Bản tin bỏ dở nhãn 1: Bản tin này được sử dụng để loại bỏ các bản tin yêu cầu nhãn bất thường.

1.5.4 Các chế độ phân phếỉ nhãn

a. Chế độ xuôỉ dòng tự nguyện (Downstream unsolỉcated) Hình 1.16: Chế độ xuôi dòng tự nguyện

LSR xuôi dòng phân phối các gán kết nhãn đến LSR ngược dòng mà không cần có yêu cầu thực hiện việc kết nhãn. Neu LSR xuôi dòng chính là hop kế đối với định tuyến IP cho một FEC cụ thể thì LSR ngược dòng này có thể sử dụng kiểu nhãn này để chuyển tiếp các gói trong FEC đó đến LSR xuôi dòng, b. Chế độ xuôỉ dòng theo yêu cầu Netvvũrh 172.16.10.ÍV24 m Edgc LSR UboJUapprvg 170-172 z '0 R2 LSR

LSR ngược dòng phải yêu cầu rõ ràng 1 gán kết nhãn cho 1 FEC cụ thể thì LSR xuôi dòng mới phân phối. Trong phương pháp này LSR xuôi dòng không nhất thiết

phải là hop kế đối với định tuyến IP cho FEC đó, điều này rất quan trọng đối với các LSP định tuyến tường minh.

Hình 1.17: Chế độ xuôi dòng theo yêu cầu

1.5.5 Các chế độ duy trì nhãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật lưu lượng mạng trong công nghệ MPLS (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w