Tác động của thương nghiệp đến kinh tế hai Đàng

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 69 - 72)

6. Bố cục khoá luận

3.2.2.2. Tác động của thương nghiệp đến kinh tế hai Đàng

Trong thế kỉ XVII, XVIII ngoại thương Đại Việt là sự trao đổi buôn bán giữa một nước nông nghiệp lạc hậu với các nước tư bản phát triển, điển hình là Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh… dù nhà Lê - Trịnh có mục đích gì khi mở cửa buôn bán với nước ngoài đi chăng nữa thì việc cho phép mở cửa buôn bán với các nước, tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản đã kích thích thương nghiệp phát triển, tạo nên một sức sống mới cho hoạt động trao đổi buôn bán ở Đàng Ngoài, nó kích thích một số nghành kinh tế trong nước đặc biệt là các nghành thủ công phát triển như: dệt, ươm tơ, làm đường. Các sản vật tự nhiên trong nước được xuất khẩu nhiều và có giá trị cao hơn, sự khởi sắc của nền kinh tế

hàng hoá làm cho sản xuất thủ công ở Đàng Ngoài bớt đi tính tự cấp, tự túc, việc mua bán trao đổi của người nước ngoài cũng đẩy nhanh sự lưu thông hàng hoá trong nước, thúc đẩy hoạt động tăng thêm vốn, kinh nghiệm cho thương nhân Đàng Ngoài. Thương nghiệp phát triển cũng đưa đến sự hưng khởi của các đô thị ở Đàng Ngoài trong thời kì này, hai đô thị được coi là lớn

nhất và sầm uất nhất là Thăng Long và Phố Hiến: "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì

Phố Hiến". Tuy nhiên, truyền thống "trọng nông" không chỉ có ở chính quyền

phong kiến mà ngay trong ý thức người dân chính vì vậy, ngay trong giai đoạn hưng thịnh nhất của thương mại Đàng Ngoài thương nhân nước ta cũng chỉ buôn bán dọc ven biển, từ cảng này đến cảng kia. Cùng với hạn chế nhất định trong tầm nhìn của các triều đại phong kiến, nền ngoại thương Đàng Ngoài có những biểu hiện phát triển mang tính khai phóng nhưng đã không thể trở thành dòng kinh tế chủ lưu, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội Đại Việt. Thời gian này ngoại thương Đàng Ngoài đã thực sự phát triển mạnh nhưng một phương thức sản xuất mới vẫn không thể ra đời, ngoại thương đã có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó song vẫn mang tính đơn phương và bị động do không có sự thúc đẩy từ bên trong, chính sách của chúa Trịnh tuy có cởi mở nhưng chưa phải là tích cực mà mục đích chủ yếu là phục vụ chiến tranh, việc buôn bán với thương nhân phương Tây đã tạo ra luồng gió mới thúc đẩy kinh tế khởi sắc nhưng khi người nước ngoài ra đi kinh tế Đàng Ngoài cũng dần suy thoái theo.

Ở Đàng Trong, nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa Nguyễn kế vị ông đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển chung của khu vực. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn đã ra

công tạo dựng ở Đàng Trong. Có thể thấy rằng trong lịch sử Đại Việt, chưa bao giờ nền kinh tế ngoại thương lại phát triển rực rỡ như trong thế kỉ XVI - XVIII đặc biệt là sự phát triển thương mại Đàng Trong, với sự mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ cả ở châu Á và châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đứng trước sự phát triển của nền thương mại quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã không ngừng đưa ra những chính sách phát triển ngoại thương, dùng ngoại thương làm đòn bẩy để phát triển kinh tế, tăng cường sức

mạnh và tiềm lực quốc gia. Nhờ những chính sách “mở cửa”, ưu đãi đối với

thương nhân nước ngoài mà ngoại thương Đàng Trong phát triển hết sức rực

rỡ vào thế kỉ XVI - XVII. Theo Litana: “Ngoài thương nghiệp, không gì khác

có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đương đầu với một vùng đất có tiềm lực nhiều gấp đôi gấp ba Đàng Trong về mọi mặt. Đối với các nước khác ở Đông Nam Á, vấn đề ngoại thương có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhưng đối với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là vấn đề sống chết…” [24, tr 215].

Tóm lại, giai đoạn từ thế kỉ XVI - XVIII là thời kì phát triển cực kỳ hưng thịnh của hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong. Bên cạnh các thương nhân châu Á quen thuộc, sự xuất hiện của các thương nhân Nhật Bản, phương Tây mặc dù chưa nhiều, chưa đều đặn và liên tục nhưng đã đánh dấu thời kì Đàng Trong nói riêng và Đại Việt nói chung chính thức đi vào luồng giao lưu thương mại quốc tế. Việc buôn bán này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của công thương nghiệp trong nước, mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của người dân Việt, ít nhiều ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống. Và ở một mức độ nào đó, sự phát triển của nền kinh tế ngoại thương đã giúp các chúa

Nguyễn xây dựng được tiềm lực kinh tế - quân sự - chính trị vững mạnh để chống lại tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh hùng mạnh hơn ở Đàng Ngoài.

Như vậy, thương nghiệp đối với Đàng Ngoài ở giai đoạn này được các chúa Trịnh phát triển như một nghề phụ tồn tại song song với nền nông nghiệp lâu đời, bên cạnh nhu cầu nội tại thúc đẩy ngoại thương phát triển thì mục đích chính trị là nguyên nhân khá quan trọng dẫn tới sự phát triển của thương mại Đàng Ngoài thời kỳ này nhưng với Đàng Trong thì khác, thương nghiệp được coi là nhân tố quan trọng giúp các chúa Nguyễn tạo dựng cơ sở ở Đàng Trong chống lại các chúa Trịnh, vào thời điểm Nguyễn Hoàng mới vào xứ Thuận Hoá, đất đai còn chưa được mở rộng, điều kiện canh tác còn khó khăn thì phát triển ngoại thương là con đường duy nhất để Đàng Trong phát triển, nó không chỉ liên quan đến vấn đề làm giàu mà còn là sự sống còn của chính quyền mới non trẻ thành lập, và việc kết hợp đúng đắn giữa sự phát triển của nông nghiệp truyền thống với thương nghiệp mới mẻ đã tạo nên sức sống mạnh mẽ cho Đàng Trong thời kỳ này.

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)