6. Bố cục khoá luận
2.2.1. Sự khác biệt giữa "Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài" và "Chính quyền
"Chính quyền Đàng Trong"
2.2.1.1. Tổ chức chính quyền trung ương
Sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa, các chúa Nguyễn đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước nhằm xây dựng một nhà nước tồn tại độc lập so
với Đàng Ngoài. Tuy nhiên, do là vùng đất mới nên tổ chức chính quyền ở Đàng Trong giai đoạn đầu còn đang trong quá trình xây dựng nên chưa ổn định và thống nhất, quy củ như Đàng Ngoài, nó chỉ được xem là một chính quyền tự chủ thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền trung ương chứ chưa phải là một nhà nước hoàn thiện giống Đàng Ngoài. Trong khi đó ở Đàng Ngoài, là nơi mà chế độ phong kiến đã phát triển đến đỉnh cao, được củng cố và kiện toàn qua nhiều triều đại nên rất chặt chẽ, quy củ. Mặc dù thời kỳ này tồn tại thể chế Lưỡng đầu khá mới mẻ nhưng về cơ bản nó vẫn kế thừa cách thức xây dựng, tổ chức của các nhà nước trước đó, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông.
Sơ đồ tổ chức trung ương ở Đàng Ngoài: vua Lê- chúa Trịnh
Văn thư phòng giúp việc cho Vua và Chúa Hàn lâm viện, Đông các,
Trung thư giám
Vua Chúa
Cơ quan đầu não tại triều đình
Lục Bộ Lục Tự Cơ quan
chuyên môn
Cơ quan kiểm soát
Lục Khoa Ngự sử đài kiểm soát
các cơ quan chung
Lục Phiên
Phó tri Thiêm tri
Các hiệu thu thuế theo địa
phương
Các hiệu thu thuế theo sản
vật
Cơ quan tiếp nhận thuế và bổng lộc
Cơ quan chuyên môn
Sơ đồ tổ chức trung ương ở Đàng Trong (1614- 1744):
Thuộc viên
(Nguồn: Trần Thị Vinh, lịch sử Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội). Thông qua sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trên đã thấy được sự khác biệt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và sự khác biệt của thời kỳ này so với các triều đại phong kiến trước đó.
Quyền hạn của Vua - Chúa:
Đã là một nước quân chủ chuyên chế thì bao giờ Vua cũng là người đứng đầu nhà nước, nắm trong tay toàn bộ đất nước, chế độ chuyên chế càng cao thì quyền lực của Vua càng được củng cố. Thế nhưng ở Đàng Ngoài thời kỳ này lại tồn tại thể chế Lưỡng đầu khá đặc biệt: vua Lê - chúa Trịnh, nó hoàn toàn khác so với các triều đại trước đó, vua Lê lúc này chỉ mang tính tượng trưng không có thực quyền còn chúa Trịnh mới là người điều hành đất nước. Ở Đàng Trong thì khác, chúa Nguyễn là người đứng đầu ở đây, tuy nó
Tứ trụ đại thần (Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu,
Ngoại hữu) Tam Ty Xá sai Tướng thần lại Lệnh sử Ty Nội lệnh sử Ty Lệnh sử đồ gia
Thuộc viên Thuộc viên
không mang tính chất tập quyền cao như các triều đại trước đó nhưng chúa Nguyễn vẫn là người nắm toàn bộ chính quyền, quyết sách mọi công việc, càng về sau này thì tính tập quyền càng được củng cố, phát triển.
Ở Đàng Ngoài sau khi dẹp xong những dư đảng nhà Mạc, uy quyền ngày một lên cao Trịnh Tùng đã gây sức ép với vua Lê, ngày 7 tháng 4 năm Kỉ Hợi (1599) nhà vua phải sai Thái tể Vinh quốc công Hoàng Đình Ái đem sách vàng sắc phong Trịnh Tùng làm Đô Nguyên súy, Tổng quốc chính, Thượng phụ Bình An vương. Với chức tước được phong, Trịnh Tùng ngày càng có
nhiều cơ hội để thâu tóm mọi quyền hành "chính sự quyền bính đều do Tùng
tự quyết đoán". Trịnh Tùng được phép mở phủ chúa, đặt quan chức, "của cải, thuế má, quân lính và nhân dân hết thảy về phủ Chúa". Không những thế, các
vương nhà Trịnh còn đề cao uy thế của mình bằng cách buộc nhà vua phải cho bỏ các nghi lễ quân thần như lạy, xưng tên tuổi, dự triều kiến, được đặt thêm một cái ngai bên trái ngai vua để ngự trong các buổi chầu. Trên thực tế vua Lê chỉ là bù nhìn, không quyền hành, không uy tín, đã từ sớm chúa Trịnh đã quy định khá chặt chẽ bổng lộc của vua Lê, theo đó vua Lê chỉ còn được giữ 500 quân túc vệ canh phòng cung điện cùng 7 thớt voi, 20 thuyền rồng và 1000 xã làm bổng lộc gọi là lộc thượng tiến. Công việc hàng năm của Vua là dự lễ chầu và đón tiếp sứ thần. Nhà vua đã mất hết quyền hành, chúa Trịnh mới là ông vua thực sự, nhà chúa quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước bao gồm: chiến tranh, hoà bình, cống phú, bổng lộc, thuế má, luật lệnh, mọi việc đều do Chúa quyết định, mọi điều trần, tấu sớ đều dâng cho Chúa. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes sang truyền đạo ở nước ta khoảng 1624 - 1645
nói về Đàng Ngoài: "Cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa
lại có hai vua. Một gọi là Vua nhưng chỉ có danh thôi còn ông Chúa kia thì có đủ mọi quyền hành. Vua chỉ ra mặt vào những ngày nhất định như những ngày đại lễ đầu năm, ngoài ra Vua chỉ du hí trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài
cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông Chúa coi sóc tất cả công việc chiến tranh và hoà bình…" [23, tr 35]. Từ đây, hình thành nên một thể chế chính trị
đặc biệt cung Vua và phủ Chúa, mở đầu thời kì vua Lê - chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam.
Tổ chức chính quyền trung ương:
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong, đó là ở Đàng Ngoài nơi mà chế độ phong kiến đã phát triển lâu đời và đạt tới đỉnh cao nên rất quy củ, hệ thống. Giúp việc cho Vua vẫn là hệ thống quan đại thần Tam Thái, Tam Thiếu, Tam Tư cùng với Lục Bộ, Lục Tự, Lục Khoa và nhiều cơ quan chuyên môn khác, hầu hết các cơ quan này đều được kế thừa, bổ sung từ thời Hồng Đức trước đó nhưng điểm khác biệt so với các triều đại trước là sự tồn tại của Ngũ phủ - Phủ liêu bên phủ Chúa nắm toàn bộ đất nước, các cơ quan bên cung Vua chỉ mang tính chất hình thức mà thôi. Còn ở Đàng Trong, do đây là kinh dinh mới nên tổ chức còn sơ sài, chỉ là chính quyền thoát ly khỏi chính quyền trung ương mà thôi.
Chính quyền trung ương Đàng Ngoài:
Từ khi triều Lê được tái lập (1533) đến khi họ Trịnh được thế tập tước vương, mọi tổ chức chính quyền của nhà Lê cơ bản vẫn dựa theo quy chế của thời Lê Sơ trước đó, cụ thể là thời Hồng Đức. Ở triều đình vẫn có tổ chức Lục bộ là: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh hộ, Hình bộ và Công bộ, ở mỗi bộ đều có một viên Thượng thư cùng hai viên Tả hữu thị lang chịu trách nhiệm chung và một cơ quan thường trực gọi là Vụ tư sảnh. Thượng thư ở các bộ là viên quan có vị trí cao mang hàm Tòng Nhị phẩm, Tả hữu thị lang thấp hơn một bậc là Tòng Tam phẩm, còn viên Tư vụ ở Vụ tư sảnh mang hàm Tòng Bát phẩm. Tuỳ thuộc vào công việc của từng bộ, ở mỗi bộ có thể có một hoặc vài cơ quan chuyên trách riêng cũng như Nha môn thừa hành riêng.
Giúp việc cho Lục bộ có Lục tự, được thiết lập từ năm 1466 dưới thời Lê Thánh Tông và được song song tồn tại với Lục bộ suốt thời Lê Trung hưng bao gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự. Đứng đầu mỗi tự là một viên Tự khanh hàm Chánh ngũ phẩm, một viên Thiếu khanh hàm Chánh lục phẩm và một viên Tự thừa hàm Chánh thất phẩm.
Ngoài Lục tự còn có Lục khoa, là cơ quan giám sát từng bộ tương ứng. Lục khoa ra đời vào năm 1460 gồm có Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa, Tây khoa, Nam khoa, Bắc khoa. Thời Hồng Đức trở đi sáu khoa trên được đổi thành Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa tương ứng với sáu bộ. Đứng đầu mỗi khoa có chức Đô cấp sự trung hàm Chánh thất phẩm và Cấp sự trung hàm Chánh bát phẩm. Tuy phẩm hàm thấp nhưng quan đứng đầu Lục khoa lại rất có trọng chức. Ngoài Lục khoa làm nhiệm vụ kiểm soát công việc của từng bộ theo chuyên môn còn có Ngự sử đài giữ nhiệm vụ kiểm soát tất cả các cơ quan và các quan về nhiệm vụ chung. Các cơ quan đầu não tại triều đình quan trọng vẫn là Lục bộ, trên Lục bộ còn có các chức Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Tam thái, Tam thiếu để ưu đãi công thần có công trong buổi trung hưng phù Lê diệt Mạc.
Sau khi được phép lập phủ chúa, họ Trịnh bắt đầu lập ra một hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền sẵn có bên cung vua. Trước tiên, để bàn việc chính sự bên phủ Chúa năm 1600 Chúa đặt ra chức Tham tụng đảm đương công việc của Tể tướng, về phẩm tứ chưa quy định nhưng quyền lực của Tham tụng lại rất lớn, đều do chúa Trịnh tự tiến cử
từ những viên Thượng thư, Thị lang vào làm "từ đấy về sau chính sự thuộc về
phủ Chúa". Tiếp theo họ Trịnh đặt thêm chức Bồi tụng là chức vụ quan trọng
trong phủ chúa, dưới Tham tụng, Bồi tụng có một số cơ quan giúp việc. Buổi ban đầu chúa Trịnh mới cho đặt Tam phiên gồm: Hộ phiên, Binh phiên và
Thủy sư phiên bên cạnh tổ chức của Lục bộ triều đình. Tuy đặt ra tam phiên nhưng chúa vẫn xác định chức vụ chủ chốt lúc này vẫn thuộc về Lục bộ triều đình nhưng số Thượng thư của sáu bộ lúc đầu đặt còn thiếu đến thời Trịnh Tạc (1664) mới đặt đủ Thượng thư sáu bộ nhưng phần lớn đều là những người ở phủ chúa kiêm nhiệm bên triều đình và làm việc dưới quyền chỉ huy của phủ chúa. Vào năm 1675, Trịnh Tạc cho quy định lại chế độ và công việc của Lục bộ như sau:
Bộ Lại giữ công việc quan tước, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc điền bổ (chức khuyết), cấp bổng lộc.
Bộ Hộ giữ công việc ruộng đất, nhân dân, kho tàng, lương tiền, các việc về ruộng lộc, thuế khóa, muối , sắt.
Bộ Lễ giữ công việc nghi lễ, tế tự, yến tiệc, việc học, thi cử, việc chi tiết về mũ áo, ấn dấu, chương tấu, bài biểu, đi cống, đi sứ, vào chầu, kiêm coi công việc thiên văn, y bốc, tăng đạo, giáo phường, đồng văn, nhã nhạc.
Bộ Binh giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng, khí giới, quân trấn giữ, các dịch trạm, những việc khẩn cấp.
Bộ Hình giữ công việc luật lệnh, hình pháp, xét tụng, xử tội năm hình. Bộ Công giữ công việc thành trì, cầu cống, đường sá, xây đắp, thợ thuyền, sửa chữa xây dựng cùng là việc cấm chế và núi rừng, vườn tược, sông đầm.
Xét chức trách và nhiệm vụ của Lục bộ như trên thì quyền hạn của Lục bộ còn rất lớn, chúa Trịnh có chi phối Lục bộ nhưng mới chỉ là người phụ tá bên cạnh vua Lê mà thôi. Phải đến năm 1718, chúa Trịnh Cương cho lập thêm Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên cùng với Binh phiên và Hộ phiên trước
đó gọi là Lục phiên tương ứng với Lục bộ triều đình, từ đây "Phàm những việc
tiền tài, thuế khóa, việc quân, việc dân ở trong cùng với bốn trấn, hai xứ Thanh- Nghệ, các trấn ngoại phiên đều thuộc cả về các phiên ty…" [2, tr 26].
Công việc thuế khóa trước kia do 46 hiệu đứng ra trưng thu nay Trịnh Cương gộp lại thành sáu cung cho trực thuộc vào sáu phiên là: Cung Tả trưng,
Cung Hữu trưng, Cung Đông, Cung Đoài, Cung Nam, Cung Bắc. "Phàm sổ sách
về tô thuế, thuế dung thuộc cung nào thì cho các quan trong Lục phiên theo chức phận của mình chia nhau quản lĩnh, chính lệnh về tài sản, thuế khóa và binh lính, dân đinh ở các trấn đều thuộc về Lục cung, công việc tài chính, thuế khóa không liên quan đến bộ Hộ nữa” [2, tr 86-88]. Từ đây chính sự trong nước tất cả về Lục phiên, Lục bộ, Lục tự chỉ đặt ra cho có vị mà thôi" [13, tr 412].
Về ngạch võ quan, lúc đầu họ Trịnh vẫn theo phiên chế của nhà Lê trước đó, quân lính vẫn chia làm 5 phủ gọi là Đô đốc phủ gồm có: Trung quân, Nam quân, Bắc quân, Đông quân, Tây quân. Mỗi phủ đều có chức Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri và Thiêm sự chuyên trách việc quân. Năm 1664, cùng với việc đặt đủ số Thượng thư của Lục bộ bên triều đình Trịnh Tạc bắt đầu đặt ra chức Chưởng phủ sự, Thự phủ sự và Quyền phủ sự có nhiệm vụ bàn bạc các công việc trong phủ và tra xét các tờ khải tâu lên. Những người tham dự chức vụ này đều lấy từ trong các đại thần thân thuộc hay có công vào làm, các chức này bên ngạch võ quan gọi là quan Ngũ phủ. Các chức Tham tụng, Bồi tụng bên ngạch quan văn gọi là quan Phủ Liêu. Quan Ngũ Phủ và quan Phủ Liêu họp thành một cơ quan nhà nước quân chủ trung ương gọi là Ngũ phủ phủ liêu- một chính phủ tối cao đặt dưới quyền điều khiển của chúa Trịnh, những viên quan giữ chức vụ trong Ngũ phủ phủ liêu được liệt vào bậc đại thần.
Quá trình lập ra Ngũ phủ phủ liêu cùng các cơ quan giúp việc là cả một quá trình thâu tóm quyền hành của họ Trịnh từ phía cung Vua về phủ Chúa, triều đình vua Lê cuối cùng chỉ còn lại một vài chức quan hư hàm làm nhiệm vụ hình thức, chúa Trịnh đã nắm hết quyền hành đất nước lúc bấy giờ.
Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của vua Lê - chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp một mặt củng cố phòng thủ đất Thuận Quảng, chống lại có hiệu quả các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác ra sức mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Bằng chính sách nội trị mềm dẻo, ngoại giao khéo léo, Nguyễn Hoàng đã thành công trong việc xây dựng thực lực và năm 1570, được lãnh trấn thủ cả vùng đất Thuận Quảng. Buổi đầu, với chức Trấn thủ việc cắt đặt quan lại của Nguyễn Hoàng chịu sự chi phối của triều đình Lê - Trịnh, quan lại vẫn do vua Lê bổ nhiệm. Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha, quyết định thải hồi các quan do nhà Lê cắt cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền, dời chuyển phủ chúa vào Phú Yên và tổ chức
bộ máy ở Chính Dinh gồm 3 ty:
Ty xá sai: quản lý chung mọi công việc ở Đàng Trong và đảm trách việc xét xử, văn án từ tụng ở trung ương. Đứng đầu Ty xá sai có quan Đô tri và chức phó là Ký lục, và 3 Câu kê, 7 Cai hợp, 40 Ty lại giúp việc.
Ty tướng thần: có quan Cai bạ đứng đầu chuyên lo về việc thu tiền sai dư và lúa tô ruộng các xã Thuận Hóa, phát lương tháng cho các dinh đạo Lưu Đồn, dinh Thủy và bộ Quảng Bình, dinh Bố Chính, phát tiền cho quân cùng cấp lính các xã, quản lý tài chính, thu thuế, cấp phát lương bổng.
Ty lệnh sử: có quan Nha úy đứng đầu chuyên phụ trách các hoạt động văn hoá, lễ nghi, tế tự, lễ tiết, phát lương tháng cho quân ở Chính Dinh và coi các quan điền.
Mỗi ty ngoài các quan đứng đầu còn có 60 người giúp việc: câu kê 3 người, cai hợp 7 người, thủ hợp 10 người và ty lại 40 người. Năm 1638, Chúa
Nguyễn Phúc Lan đặt thêm 4 chức quan mới làm "tứ trụ đại thần" gồm: Nội
tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu là chức quan cao nhất trong chính quyền Thuận Hóa. Ngoài 3 ty, ở Chính Dinh còn có thêm ty Nội lệnh sử coi các loại thuế, bao gồm: Tả lệnh sử và Hữu lệnh sử có nhiệm vụ chia nhau thu tiền sai
34
dư (thuế thân) của các xã thuộc hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam để nộp cho Nội phủ. Ở ty này cũng có các thuộc viên giống 3 ty trên.
Ngoài các ty trên còn có thêm ty Lệnh sử đồ gia (Nhà đồ) có nhiệm vụ