6. Bố cục khoá luận
3.1.2.1. Tình hình ruộng đất
Do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, chính sách của các nhà cầm quyền mà tình hình ruộng đất thời kì này có nhiều biến động mang những nét đặc trưng của hai Đàng.
Trong đó ở Đàng Ngoài, bộ phận ruộng đất công thời kì đầu còn tồn tại khá nhiều, nhà nước dùng ruộng đó làm ruộng khẩu phần, ruộng lộc điền cấp cho những người có công và binh lính. Chính sách này làm cho ruộng công ngày một bị thu hẹp, ruộng tư phát triển mạnh mẽ. Ở Đàng Trong, do là vùng đất mới khai phá nên ruộng đất công có ít, tồn tại chủ yếu ở vùng Thuận Quảng nơi được khai phá từ thời Lê Sơ nhưng ruộng tư ở đây lại rất phát triển
nhưng không giống với Đàng Ngoài, ruộng tư ở đây phát triển là do chính sách khai hoang của nhà nước, những vùng đất mới khai phá được chúa Nguyễn cho phép làm của riêng nên ruộng tư ở đây rất nhiều, nhất là vùng đất Gia Định có những địa chủ nắm trong tay hàng ngàn mẫu ruộng, điền nô cầy cấy không ngớt.
Bộ phận ruộng công:
Ở Đàng Ngoài, chế độ ban cấp lộc điền và chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông về cơ bản đã bị phá sản từ đầu thế kỉ XVI. Khi nhà Mạc lên nắm quyền ruộng đất công làng xã chủ yếu được dùng để cấp cho quân sĩ, số ruộng
công còn lại "chia đều theo nhân số" cho dân đinh các làng xã theo phép quân
điền không còn bao nhiêu.
Bước sang thế kỉ XVII, nhà nước Lê - Trịnh vẫn phải duy trì chính sách ưu đãi đối với binh lính, binh lính ở Thanh Nghệ và tứ trấn được cấp ruộng khẩu phần. Theo Phan Huy Chú, nhất binh tứ trấn hạng cao nhất được cấp 10 mẫu một người, binh lính Trường Yên được cấp 5 mẫu một người… số ruộng công dùng để cấp cho binh sĩ ngày một ít. Năm 1722, nhà nước quy định:
"Binh tứ trấn, nơi nào có ruộng công thì phải sung đội ngũ, cấp cho ruộng công làm khẩu lương, nơi nào không có ruộng công thì tham trước ngạch cũ mà định quân số rồi cho về" [2, tr 22]. Theo Việt sử thông giám cương mục
thì năm 1722, chuẩn định cấp ruộng khẩu phần cho binh lính tứ trấn và phủ Trường Yên đất bãi và ruộng nhất đẳng mỗi người 5 mẫu, ruộng nhị đẳng mỗi người 6 mẫu, ruộng tam đẳng mỗi người 7 mẫu, chưa thành điền thì không đem cấp. Lính sử dụng thuyền chiến ở các cơ đội và các doanh được cấp ruộng 1 mùa (tam đẳng) mỗi người 6 mẫu, ruộng 2 mùa (nhị đẳng) mỗi người 5 mẫu. Lính theo hầu ở cơ đội và các doanh được cấp ruộng một mùa mỗi người 5 mẫu, ruộng 2 mùa và ruộng mầu mỗi người 5 mẫu, còn lại các ruộng khác đều phải nộp tô thuế theo ngạch bằng tiền hoặc bằng thóc. Có thể thấy
nhà Lê - Trịnh đã sử dụng khá nhiều đất đai để ban cấp cho binh lính, chính sách cấp ruộng này là sự ưu đãi của nhà nước trước yêu cầu tăng cường quân đội cho cuộc chiến tranh với Đàng Trong và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, năm 1766 sau khi đã cơ bản dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài, nhà nước Lê - Trịnh liền bãi bỏ việc cấp thêm ruộng khẩu phần cho binh lính tứ trấn.
Ngoài việc cấp ruộng khẩu phần thì nhà Lê - Trịnh còn dùng ruộng đất cấp thành ruộng lộc điền cho các công thần trung hưng và những người có công lao đặc biệt song quy mô nhỏ hơn, thông thường mỗi lần chỉ cấp khoảng 50 mẫu. Do ruộng công ngày một bị thu hẹp năm Nhâm Tý (1670) nhà Lê - Trịnh cho thu bớt ruộng tế của các khai quốc công thần trừ Lê Lai, do ruộng công còn quá ít nên năm Canh Tuất (1670) nhà nước quy định người được cấp ruộng công chỉ được trực tiếp cấy cầy 10 mẫu ruộng ở quê mình còn thì chiếu thu tiền thuế (ruộng phong vẫn giao cho làng xã phân cho xã dân cày cấy), không được cày quá lạm. Tuy nhiên, nạn kiêm tinh ruộng đất vẫn diễn ra mạnh mẽ làm cho ruộng công ngày càng bị thu hẹp.
Ở Đàng Trong, do hoàn cảnh khác với Đàng Ngoài nên ruộng công chủ yếu tập trung ở vùng Thuận Quảng, là nơi ruộng đất nhỏ hẹp và về cơ bản đã được khai phá từ thời Lê Sơ, theo Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII ở Thuận Hoá mỗi xã dân được chia khoảng 5 - 6 sào ruộng công còn binh lính thì được ruộng khẩu phần gấp 3 lần. Ruộng công của các làng xã được chia làm khẩu phần cho quan và dân.
Bên cạnh ruộng đất công làng xã còn có loại ruộng gọi là "quan đồn
điền" và "quan điền trang", đây là loại ruộng đất thuộc quyền sở hữu của
chúa Nguyễn, Chúa dùng loại ruộng đất này để cấp cho huân thích, quý thần và tướng có công làm ruộng ngụ lộc. Theo quy định năm 1680, huân thích quý tộc mỗi người 10 mẫu, chưởng cơ 5 mẫu, cai cơ 4 mẫu. Cai đội 3 mẫu,
nội đội trưởng 3 mẫu rưỡi, ngoại đội trưởng 2 mẫu rưỡi. Số còn lại cho dân cày cấy, đến mùa lúa chín thu hoạch để sung việc chi dùng của Nội phủ. Theo
Lê Quý Đôn: "Chúa Nguyễn lấy (quan đồn điền, quan điền trang) làm của tư,
cho dân cày cấy hay thuê người cày cấy, mỗi kì sai người coi gặt, cho thuyền sung vào kho của Chúa, dùng để cấp ngụ lộc cho người trong họ và bề tôi bên dưới" [3, tr 126]. Thường ruộng quan đồn điền và quan điền trang Chúa sẽ
giao cho binh sĩ hoặc người tù tội cày cấy, cũng có nơi Chúa phát canh thu tô hoặc thuê người cày cấy. Ngoài ra, Chúa còn lấy một bộ phận ruộng công để ban cấp cho binh lính.
Bộ phận ruộng tư:
Ở Đàng Ngoài do tình trạng chiến tranh liên miên và sự suy yếu của chính quyền trung ương tập quyền, ruộng đất tư đã có cơ hội phát triển mạnh, việc mua bán và tranh chấp diễn ra phổ biến. Các quan lại đã dùng tiền và lợi dụng quyền hành mua ruộng đất và trở thành những địa chủ lớn, trường hợp điển hình được sử chép đến như Nguyễn Lại làm quan Lại bộ tả thị lang chuyên ăn hối lộ, dùng tiền mua hết ruộng đất của dân địa phương ở quê. Hiện tượng quan lại, quý tộc được cấp ruộng sau khi chết không trả lại cho nhà nước trở nên phổ biến, biểu
thuế ruộng đất ban hành năm 1670 có quy định mức thuế cho loại ruộng “Miễn
hoàn” (Tha không phải trả lại cho nhà nước khi người được cấp chết), đó là sự
thừa nhận quyền sở hữu lâu dài đối với loại ruộng phân cấp mà trên thực tế nhà nước không thể thu hồi được. Tình trạng lũng đoạn, kiêm tính ruộng đất ở nông
thôn thế kỉ XVIII được phản ánh trong lời khải của Bùi Sĩ Tiêm: “… Ruộng tư
đã bị các nhà hào phú kiêm tính thì sự giàu nghèo đã cách biệt. Thế mà những người đồng ruộng liền khoảnh lại chỉ chịu phú dịch sơ sài, còn con nhà không tấc đất cắm dùi thì lại phải chịu nhiều thứ trưng thu” [15, tr 181].
Ở Đàng Trong ruộng tư của các gia tộc khá phát triển, bộ phận này ở
khích khai hoang làm ruộng tư của các chúa Nguyễn đã kích thích sự phát triển của ruộng tư. Các bầu đầm, đất thổ ương chiêm trũng, vùng nhiễm mặn, rừng rú đều được khai phá cải tạo thành làng xóm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sở hữu ruộng tư ở vùng Thuận Quảng cũ mang tính phân tán, chủ yếu là loại vừa và nhỏ. Mà ruộng tư tập trung số lượng lớn ở vùng từ Bố Chính trở vào trong do các chúa Nguyễn cho phép người giàu mộ dân phiêu tán để khai hoang làm xuất hiện nhiều nhà địa chủ hào phú mỗi nhà nuôi đến năm sáu chục nô tỳ, đất đai rộng đến hàng ngàn mẫu.
Như vậy, tình hình sở hữu ruộng đất ở Đàng Trong có sự khác biệt lớn so với Đàng Ngoài nơi mà ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, ruộng tư phát triển mạnh làm cho dân nghèo ngày càng cực khổ, nó là nguyên nhân quan trọng dẫn tới phong trào nông dân ở giai đoạn sau. Trong khi ở Đàng Trong ruộng tư phát triển không phải do quan lại, địa chủ tranh chiếm mà do khẩn hoang phát triển, đặc biệt ở Nam Bộ đất đai rộng lớn nên dân nghèo có thể vào đó khai phá, lập làng nó làm cho mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong giai đoạn này bớt gay gắt hơn so với Đàng Ngoài.