6. Bố cục khoá luận
3.1. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU
3.1.1. Trong nông nghiệp
Đối với một nước nông nghiệp như Đại Việt thì hoạt động nông nghiệp chính là cái gốc của quốc gia, giúp ổn định đời sống nhân dân, xây dựng đất nước. Do vậy, các triều đại phong kiến đều rất quan tâm, chăm lo đến hoạt động nông nghiệp, sửa sang đê điều, phòng chống thiên tai.
Sang thế kỉ XVI, đất nước rơi vào tình trạng phân liệt, chiến tranh liên miên ban đầu là nội chiến Nam - Bắc triều sau là chiến tranh Trịnh - Nguyễn với cục diện Đàng Ngoài - Đàng Trong làm cho hoạt động nông nghiệp thời kì này ít nhiều bị giảm sút, ảnh hưởng. Dân đinh bị huy động vào các chiến trường làm cho sức sản xuất bị giảm sút, đời sống khó khăn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc thì cả nhà Lê - Trịnh lẫn chúa Nguyễn đều có chính sách phục hồi nền nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu, công cuộc khai hoang ở cả hai Đàng đều được chú trọng, nhiều làng mạc mới được lập ra nhất là ở Đàng Trong, công cuộc khai hoang, mở mang lãnh thổ diễn ra mạnh mẽ, đất nước mở rộng về phía Nam. Tuy nông nghiệp không còn được nhà nước quan tâm bằng các triều đại trước nhưng người nông dân vẫn tích cực lao động để nâng cao năng suất, ổn định đời sống nên thời gian từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã hội cũng chưa đến mức khó giải quyết. Tình hình Đại Việt lúc đó ở cả hai Đàng vẫn khá phát triển và ổn định, thậm chí nông nghiệp còn có bước phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu làm cho thương nghiệp được đẩy mạnh hơn nhiều trong giai đoạn này.
3.1.2. Trong thủ công nghiệp
Ở các thế kỉ XVI - XVIII, những biến động lớn trên thế giới đã ảnh hưởng quan trọng đến tình hình công thương nghiệp nước ta. Sự phát triển
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở một số nước Tây Âu đã dẫn đến các "phát
kiến lớn về địa lý" tiếp đó là sự giao lưu buôn bán Tây - Đông. Trong lúc đó,
thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản cũng gia tăng hoạt động tại khu vực. Đại Việt dần dần trở thành một địa điểm thương mại quan trọng của thương nhân Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh hơn cũng góp phần thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.
Thủ công nghiệp nhà nước: Kế tục truyền thống của các triều đại trước,
nhà Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đều thành lập các công xưởng thủ công phục vụ nhu cầu nhà nước.
Ở Đàng Ngoài chính quyền Lê - Trịnh duy trì các công xưởng và quan xưởng như từ thời nhà Lý. Đây là loại hình sản xuất các vật dụng phục vụ sinh hoạt của triều đình và các loại vũ khí phục vụ chiến tranh. Các đơn vị thủ công nghiệp nhà nước gọi là Tượng cục, làm việc trong đó là những thợ có trình độ cao được trưng tập vào. Ngoài những nghề truyền thống nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt như thợ đá, thợ sơn, thợ mộc, thợ rèn, thợ nề... như trước, còn có những ngành nghề phục vụ mục đích quân sự, chính trị mới như đóng tàu, đúc súng đạn.
Đóng tàu: Chúa Trịnh lập những xưởng đóng tàu, thuyền tại Bãi Cháy và
Bến Thủy. Sản phẩm là những loại thuyền nhỏ như thuyền Thi hậu, thuyền Hải đạo, thuyền Hải mã, thuyền mui và thuyền Quan hành. Loại lớn nhất có chiều dài 67 thước, rộng 10 thước 5 tấc, có 48 cột chèo. Thuyền mới hoặc thuyền mang sửa chữa phải có người của công phiên kiểm tra chất lượng.
Đúc tiền: Đàng Ngoài có 2 xưởng đúc tiền ở Nhật Chiêu và Cầu Giền
thêm xưởng đúc tiền tại Sơn Tây. Sau đó các nơi khác cũng đua nhau mở xưởng đúc khiến tiền chất lượng kém, vì vậy triều đình phải đình chỉ việc đúc tiền tại các trấn, chỉ để lại 2 xưởng ở kinh thành. Thời Lê trung hưng đúc rất nhiều loại tiền, chỉ riêng tiền Cảnh Hưng (niên hiệu của vua Lê Hiển Tông) đã có tới 80 loại.
Đúc súng: Do sự du nhập của khoa học kỹ thuật từ phương Tây, chúa
Trịnh đã mở xưởng đúc súng nhờ sự hỗ trợ của người phương Tây. Đến khi các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài bùng phát, nhu cầu vũ khí lớn, chúa Trịnh cho phá cả các chuông, khánh trong các chùa để làm súng đạn.
Ở Đàng Trong chúa Nguyễn có những chính sách phát triển thủ công nghiệp. Hầu hết các xưởng thủ công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, tinh xảo đa dạng, được nước ngoài ưa chuộng. Trong quá trình làm ra sản phẩm đã hình thành nên đội ngũ thủ công nghiệp lành nghề. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong vẫn duy trì các công xưởng và quan xưởng. Đây là loại hình thủ công đã có từ thời Lý, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của triều đình như xây dựng các đền đài, cung điện, khai thác mỏ, đúc tiền, sản xuất vũ khí và những đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc.
Để phục vụ cho cuộc chiến chúa Nguyễn rất chú trọng phát triển các xưởng đóng tàu với quy mô lớn, có thể sản xuất được tàu 400 tấn, đến năm 1674 chúa Nguyễn đã có trong tay khoảng 230 - 240 chiếc thuyền, mỗi thuyền có 64 người. Cùng đó, chúa Nguyễn rất chú trọng phát triển đúc súng để phục vụ cho quá trình bảo vệ lãnh thổ và mở mang đất nước. Trước đây, Đàng Trong rất thông dụng dùng tiền của Trung Hoa và một phần của Đàng Ngoài, sau này do nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội chúa Nguyễn bắt đầu cho đúc tiền của riêng mình. Năm 1736, tiền đồng được đúc nhưng rất tốn kém, 10 năm sau cho đúc tiền kẽm lưu thông được một thời gian thì bị khủng hoảng do nhà nước không kiểm soát được số lượng tiền do tư nhân đúc.
Nhìn chung, các xưởng thủ công nhà nước đã làm được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn nhưng sử dụng chế độ cộng tượng, bắt thợ khéo trong nhân dân làm công tượng suốt đời điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức sáng tạo chung của thợ thủ công.
Thủ công nghiệp nhân dân: Hoàn cảnh mới của đất nước đã làm tăng
nhu cầu về hàng thủ công, khắp các làng xã đâu đâu cũng hình thành nên những nghề thủ công với một số nghề chính như:
Làm gốm: Đây vốn là nghề truyền thống được hình thành và tồn tại hàng
nghìn năm, được phát triển ở nhiều nơi trong nước và nổi lên một số làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Vân Đình, Biên Hoà. Bát đĩa gốm sứ tráng men của người Việt đã trở thành thứ hàng hoá được ưa chuộng của thương nhân nước ngoài.
Kéo tơ, dệt vải cũng là nghề truyền thống ở cả hai Đàng, Giáo sĩ A.đơ
Rốt nhận xét "Đàng Trong rất nhiều tơ, nhân dân dùng cả tơ làm lưới đánh
cá", lái buôn Bori cũng nhận xét "có rất nhiều tơ lụa, đến nỗi người lao động và hạ lưu dùng hàng ngày". Ở Đàng Ngoài nổi tiếng nhất là làng lụa La Khê -
Hà Tây, Hà Nội ngày nay. Thăng Long và Phú Xuân là hai trung tâm nổi tiếng với các phường Yên Thái, Bưởi, Trúc Bạch, Nghi Tàm, Dương Xuân, Vạn Xuân…
Nghề làm đường: Vốn là nghề thủ công cổ truyền có từ thời Bắc thuộc,
được phát triển rộng rãi ở thế kỉ XVII - XVIII. Theo các giáo sĩ nước ngoài, ở
Đàng Ngoài đường rất rẻ "nhưng người ta không biết làm cho nó trắng và
tinh khiết". Ở Đàng Trong, vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nghề làm đường
đặc biệt phát triển.
Nghề khai mỏ cũng được phát triển nhanh chóng, ở Đàng Ngoài hàng
loạt mỏ được khai thác, kim loại thu được trở thành nguồn lợi của thương nhân, phương thức khai thác gồm có ba loại: một do nhân dân địa phương
khai thác nộp thuế, hai là giao cho người Trung Quốc bao thầu, ba là do một người có chức quyền đấu thầu rồi thuê thợ khai thác. Ở Đàng Trong ít mỏ hơn nhưng công cuộc khai quặng cũng giữ vị trí quan trọng, sắt vàng cũng có nhưng chưa thành mỏ để khai thác nhưng với hình thức thủ công đào đất, đãi vàng thì người dân cũng thu được nguồn lợi không nhỏ.
Nhìn chung, nghề thủ công của nhân dân ở các thế kỉ này vừa mở rộng vừa phát triển, đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu của nhân dân trong nước và thương nhân nước ngoài, đi sâu hơn vào nền kinh tế thị trường quốc tế.
3.1.3. Trong thương nghiệp
Thế kỉ XVI trở đi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, qua các cuộc phát kiến địa lý và luồng buôn bán trao đổi Đông - Tây đã thúc đẩy ngoại thương nước ta phát triển vượt bậc so với các thời trước đó.
Ban đầu kế thừa truyền thống mô hình thiết chế chính trị - hệ tư tưởng của nhà nước phong kiến quan liêu Việt Nam được vay mượn từ Trung Hoa thì theo đó, những giáo điều của hệ tư tưởng phong kiến được coi là mẫu mực
như "trọng nông ức thương", "trọng bản ức mạt", "trọng nghĩa sinh lợi"… coi
nghề buôn bán là nghề mạt, nghề ngọn không quan trọng nhưng bước sang thế kỉ XVI trở đi quan điểm đó dần vấp phải sự phản kháng, đối lập của thực tiễn đang phát triển nên cả hai Đàng đã có sự điều chỉnh trong chính sách thương nghiệp của mình, mở cửa buôn bán rộng rãi không chỉ với các thương nhân truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc mà còn cả các nước phương Tây như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…. Điều này đã làm cho kinh tế hai Đàng có sự khởi sắc rõ rệt, các đô thị dần dần phát triển và trở thành cảng thị chuyên chở hàng hoá buôn bán trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, một điểm chung trong thương nghiệp của cả hai Đàng là ngoài nhu cầu phát triển nội tại trong nước thúc đẩy cho thương nghiệp phát triển thì nhu cầu chiến tranh cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho nhà
Lê - Trịnh và chúa Nguyễn tăng cường buôn bán với thương nhân phương Tây, cả hai đều có nhu cầu về vũ khí, chiến thuyền và sự giúp đỡ của nước ngoài trong các cuộc chiến tranh với nhau, chính nhờ lý do này mà thương nhân phương Tây đã được lòng các Chúa và được các Chúa tạo điều kiện khá lớn trong hoạt động buôn bán. Nhưng cũng chính nguyên nhân này khiến cho thương nghiệp hai Đàng bị sụt giảm, bởi vì khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu về vũ khí không còn trong khi nhu cầu an ninh, bảo vệ đất nước trước người ngoại quốc lại tăng lên đã khiến cho các Chúa ngừng các hoạt động buôn bán với nước ngoài hay trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ, là nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của các đô thị ở giai đoạn sau này.
3.2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU 3.2.1. Trong nông nghiệp 3.2.1. Trong nông nghiệp
Tuy cùng chú trọng hoạt động nông nghiệp nhưng ở mỗi Đàng thì những nhà cầm quyền lại thi hành các chính sách nông nghiệp khác nhau cho phù hợp với tình hình của đất nước lúc bấy giờ cho nên nông nghiệp của hai Đàng cũng mang nhiều nét riêng biệt, mang đậm dấu ấn của các nhà cầm quyền đương thời.
3.1.2.1. Tình hình ruộng đất
Do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, chính sách của các nhà cầm quyền mà tình hình ruộng đất thời kì này có nhiều biến động mang những nét đặc trưng của hai Đàng.
Trong đó ở Đàng Ngoài, bộ phận ruộng đất công thời kì đầu còn tồn tại khá nhiều, nhà nước dùng ruộng đó làm ruộng khẩu phần, ruộng lộc điền cấp cho những người có công và binh lính. Chính sách này làm cho ruộng công ngày một bị thu hẹp, ruộng tư phát triển mạnh mẽ. Ở Đàng Trong, do là vùng đất mới khai phá nên ruộng đất công có ít, tồn tại chủ yếu ở vùng Thuận Quảng nơi được khai phá từ thời Lê Sơ nhưng ruộng tư ở đây lại rất phát triển
nhưng không giống với Đàng Ngoài, ruộng tư ở đây phát triển là do chính sách khai hoang của nhà nước, những vùng đất mới khai phá được chúa Nguyễn cho phép làm của riêng nên ruộng tư ở đây rất nhiều, nhất là vùng đất Gia Định có những địa chủ nắm trong tay hàng ngàn mẫu ruộng, điền nô cầy cấy không ngớt.
Bộ phận ruộng công:
Ở Đàng Ngoài, chế độ ban cấp lộc điền và chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông về cơ bản đã bị phá sản từ đầu thế kỉ XVI. Khi nhà Mạc lên nắm quyền ruộng đất công làng xã chủ yếu được dùng để cấp cho quân sĩ, số ruộng
công còn lại "chia đều theo nhân số" cho dân đinh các làng xã theo phép quân
điền không còn bao nhiêu.
Bước sang thế kỉ XVII, nhà nước Lê - Trịnh vẫn phải duy trì chính sách ưu đãi đối với binh lính, binh lính ở Thanh Nghệ và tứ trấn được cấp ruộng khẩu phần. Theo Phan Huy Chú, nhất binh tứ trấn hạng cao nhất được cấp 10 mẫu một người, binh lính Trường Yên được cấp 5 mẫu một người… số ruộng công dùng để cấp cho binh sĩ ngày một ít. Năm 1722, nhà nước quy định:
"Binh tứ trấn, nơi nào có ruộng công thì phải sung đội ngũ, cấp cho ruộng công làm khẩu lương, nơi nào không có ruộng công thì tham trước ngạch cũ mà định quân số rồi cho về" [2, tr 22]. Theo Việt sử thông giám cương mục
thì năm 1722, chuẩn định cấp ruộng khẩu phần cho binh lính tứ trấn và phủ Trường Yên đất bãi và ruộng nhất đẳng mỗi người 5 mẫu, ruộng nhị đẳng mỗi người 6 mẫu, ruộng tam đẳng mỗi người 7 mẫu, chưa thành điền thì không đem cấp. Lính sử dụng thuyền chiến ở các cơ đội và các doanh được cấp ruộng 1 mùa (tam đẳng) mỗi người 6 mẫu, ruộng 2 mùa (nhị đẳng) mỗi người 5 mẫu. Lính theo hầu ở cơ đội và các doanh được cấp ruộng một mùa mỗi người 5 mẫu, ruộng 2 mùa và ruộng mầu mỗi người 5 mẫu, còn lại các ruộng khác đều phải nộp tô thuế theo ngạch bằng tiền hoặc bằng thóc. Có thể thấy
nhà Lê - Trịnh đã sử dụng khá nhiều đất đai để ban cấp cho binh lính, chính sách cấp ruộng này là sự ưu đãi của nhà nước trước yêu cầu tăng cường quân đội cho cuộc chiến tranh với Đàng Trong và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, năm 1766 sau khi đã cơ bản dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài, nhà nước Lê - Trịnh liền bãi bỏ việc cấp thêm ruộng khẩu phần cho binh lính tứ trấn.
Ngoài việc cấp ruộng khẩu phần thì nhà Lê - Trịnh còn dùng ruộng đất cấp thành ruộng lộc điền cho các công thần trung hưng và những người có công lao đặc biệt song quy mô nhỏ hơn, thông thường mỗi lần chỉ cấp khoảng 50 mẫu. Do ruộng công ngày một bị thu hẹp năm Nhâm Tý (1670) nhà Lê - Trịnh cho thu bớt ruộng tế của các khai quốc công thần trừ Lê Lai, do ruộng công còn quá ít nên năm Canh Tuất (1670) nhà nước quy định người được cấp ruộng công chỉ được trực tiếp cấy cầy 10 mẫu ruộng ở quê mình còn thì chiếu thu tiền thuế (ruộng phong vẫn giao cho làng xã phân cho xã dân cày cấy), không được cày quá lạm. Tuy nhiên, nạn kiêm tinh ruộng đất vẫn diễn ra mạnh mẽ làm cho ruộng công ngày càng bị thu hẹp.
Ở Đàng Trong, do hoàn cảnh khác với Đàng Ngoài nên ruộng công chủ yếu tập trung ở vùng Thuận Quảng, là nơi ruộng đất nhỏ hẹp và về cơ bản đã được khai phá từ thời Lê Sơ, theo Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII ở Thuận Hoá mỗi xã dân được chia khoảng 5 - 6 sào ruộng công còn binh lính thì được ruộng khẩu phần gấp 3 lần. Ruộng công của các làng xã được chia làm khẩu phần cho quan và dân.
Bên cạnh ruộng đất công làng xã còn có loại ruộng gọi là "quan đồn