Chính sách của nhà nước đối với thương nghiệp

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 65 - 69)

6. Bố cục khoá luận

3.2.2.1. Chính sách của nhà nước đối với thương nghiệp

Để mở cửa buôn bán với bên ngoài thì nhà Lê - Trịnh cũng thực hiện nhiều chính sách thông thoáng, cởi mở hơn trong thương nghiệp. Trong các chính sách thì việc cho thương nhân nước ngoài lập thương điếm để gom

hàng, dỡ hàng và đại diện cho thương nhân để buôn bán, nhưng chúa Trịnh cũng quy định rất chặt chẽ về nơi lập và cách đi lại của người ngoại quốc, chính sách lập thương điếm cũng không rõ ràng nhất quán, phụ thuộc vào cảm tính của Chúa. Ngoài ra Chúa còn thường xuyên nhũng nhiễu, yêu sách với các thương điếm. Nguyên nhân là do nhà Lê - Trịnh còn chịu ảnh hưởng của chính sách ngoại thương của các triều trước đó mà nổi bật nhất là tâm lý bảo vệ quốc gia.

Thêm vào đó chúa Trịnh còn quy định về việc cư trú và đi lại của thương nhân nước ngoài, họ chỉ cư trú ở những nơi Chúa cho phép và đi vào buôn bán bằng các con đường đã được quy định trước.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là những quy định của Chúa về thuế - lệ

trong hoạt động ngoại thương, họ phải "báo cáo" về việc đi và đến của các

thuyền buôn ở Đàng Ngoài, đi cùng với đó là những quy định tặng lễ vật của các thuyền buôn cho Vua, Chúa và quan lại. Họ cũng phải chịu nhiều loại thuế khác nhau về bến bãi, hàng hoá, những loại hàng được nhập khẩu và xuất khẩu vào Đàng Ngoài, giá cả các loại hàng hoá… tuy phải chịu nhiều quy định của Chúa như vậy nhưng hầu như Chúa không có quy định thành văn nào cả mà tuỳ thuộc vào cảm tính của Chúa điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc buôn bán của thương nhân làm cho thương nhân dần hoạt động ít ở Đàng Ngoài. Tuy mở cửa buôn bán với nước ngoài nhưng các chính sách của chúa Trịnh cũng gây nhiều phiền toái cho thương nhân, nó không chỉ đơn thuần mang tính chất thúc đẩy thương nghiệp mà mang ý nghĩa phục vụ nhu cầu của Chúa về mục đích chính trị, tăng cường sức mạnh quân sự là chính nhưng dù sao với những chính sách này cũng thể hiện được cái nhìn mới, tư duy thoáng hơn của nhà Lê - Trịnh so với các triều đại trước đó.

Ở Đàng Trong nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa

Nguyễn kế vị ông đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn đã ra công tạo dựng ở Đàng Trong vào các thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có mối quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia. Ngoài các nước đã có quan hệ buôn bán với nước ta từ trước như: Trung Quốc, Mã Lai, Giava, Xiêm… thời kì này xuất hiện thêm những thương khách mới đến từ Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… Trong số những nước này thì quan hệ với buôn bán với Nhật Bản và Trung Quốc là mật thiết hơn cả. Cuối thế kỉ XVI, do tình hình chính trị rối loạn ở Trung Quốc (cuối thời Minh) một số người Hoa đã chạy sang Đại Việt định cư (chủ yếu là ở Đàng Trong) sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau và trở thành lực lượng môi giới cho thương nhân nước mình. Trên cơ sở đó, thuyền buôn Trung Quốc sang Đại Việt ngày càng đông trước tình hình đó, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có nhiều biện pháp khuyến khích và bảo trợ cho những người Hoa buôn bán, thậm chí còn sử dụng người Hoa trong quản lí giao thương. Đối với các thương nhân Nhật Bản các chúa Nguyễn cũng có những chính sách nhằm khuyến khích họ đến Đàng Trong buôn bán. Các chúa Nguyễn đã nhiều lần viết thư cho Mạc Phủ Tokugawa và những người đứng đầu các công ty từng có quan hệ buôn bán với nước ta với nội dung chủ yếu là việc xây dựng mối quan hệ thương mại giữa hai bên đồng thời bày tỏ nhiệt tình, sẵn sàng tiếp đãi các khách buôn ngoại quốc. Trong các năm từ 1601 đến 1606 chúa Nguyễn Hoàng đã thường xuyên chủ động trao đổi thư từ với chính phủ Tokugawa để thành lập quan hệ

thiết mong mọi người đến buôn bán ở các bến cảng nước tôi. Nếu chúa không lấy làm phiền, xin cứ cho người tới nước tôi buôn bán. Điều đó làm tôi dễ chịu cũng như tôi buôn bán với các nước khác…” [11, tr 479].

Từ đầu thế kỉ XVI, do lệnh "hải cấm" của nhà Minh bãi bỏ, chính sách

mở cửa của Mạc phủ, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong tấp nập hẳn lên: đặc biệt là ở thương cảng Hội An (Faifo), Hội An nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của nước ta thu hút thương khách nhiều nước đến buôn bán. Trước tình hình đó, để tạo điều kiện cho việc buôn bán của các thương gia trở nên thuận tiện các chúa Nguyễn đã cho phép những thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản lập phố và cư trú lâu dài ở Hội An. Từ đó Hội An đã hình thành nên hai khu phố tự trị của người Nhật và người Hoa, nhờ những chính sách ưu đãi của chúa Nguyễn mà trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII các thuyền buôn Bồ Đào Nha nói riêng và các thuyền buôn phương Tây nói chung thường xuyên cập cảng Đàng Trong để buôn bán trao đổi hàng hóa. Nói về chính sách của các chúa Nguyễn với các thuyền buôn phương Tây, giáo sĩ Banddinoti - Người dẫn đường cho

các thuyền buôn Bồ Đào Nha viết: “Đoàn chúng tôi vừa đến nơi thì được giáo

sĩ Giulio Palani đưa vào chầu Chúa. Chúa tiếp đãi chúng tôi rất niềm nở, khoản đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món ăn, lại hứa với chúng tôi là khi cần đến, Chúa sẽ hết sức giúp đỡ…” [25, tr 376].

Như vậy, có thể thấy rằng đứng trước sự phát triển của nền thương mại quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã không ngừng đưa ra những chính sách phát triển ngoại thương, dùng ngoại thương làm đòn bẩy để phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc

gia. Nhờ những chính sách “mở cửa”, ưu đãi đối với thương nhân nước ngoài

Có thể thấy sự khác biệt trong chính sách của hai bên, Đàng Ngoài với nhu cầu về vũ khí, đạn dược và hàng hoá trong nước phát triển đã mở cửa giao lưu mạnh mẽ với bên ngoài nhưng tâm lý vẫn dè dặt, một phần vì truyền thống cũ mang tính khép kín của cư dân nông nghiệp, một phần vì lo sợ an

ninh quốc gia, các chính sách này mang tính chất "nửa vời" chứa đựng nhiều

mâu thuẫn, phản ánh sự lúng túng của nhà Lê- Trịnh nó thể hiện sự hai mặt trong chính sách ngoại thương của nhà Lê - Trịnh: vừa cởi mở nhưng lại vừa khắt khe, vừa chủ động mở cửa nhưng đôi khi lại bị động. Chúa Trịnh có ý thức ban hành một số luật lệ để quy định chung cho việc buôn bán với thương nhân nhưng lại không thành văn, thậm chí không hề có cơ chế giám sát việc thực hiện các quy định đó làm cho quan lại nhũng nhiễu, yêu sách thương nhân làm giảm độ nhiệt tình của họ khi đến buôn bán nhưng các chúa Nguyễn thì lại khác, những chính sách của các chúa Nguyễn rất thông thoáng, cởi mở với cái nhìn hướng biển do họ là những người đi tiên phong trong công cuộc xây dựng vùng đất mới nên họ có những chính sách ưu đãi cao đối với thương nhân nước ngoài, đó cũng chính là lý do thương nghiệp ở Đàng Trong có sự phát triển hơn so với Đàng Ngoài.

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)