Trong thương nghiệp

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 53 - 54)

6. Bố cục khoá luận

3.1.3.Trong thương nghiệp

Thế kỉ XVI trở đi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, qua các cuộc phát kiến địa lý và luồng buôn bán trao đổi Đông - Tây đã thúc đẩy ngoại thương nước ta phát triển vượt bậc so với các thời trước đó.

Ban đầu kế thừa truyền thống mô hình thiết chế chính trị - hệ tư tưởng của nhà nước phong kiến quan liêu Việt Nam được vay mượn từ Trung Hoa thì theo đó, những giáo điều của hệ tư tưởng phong kiến được coi là mẫu mực

như "trọng nông ức thương", "trọng bản ức mạt", "trọng nghĩa sinh lợi"… coi

nghề buôn bán là nghề mạt, nghề ngọn không quan trọng nhưng bước sang thế kỉ XVI trở đi quan điểm đó dần vấp phải sự phản kháng, đối lập của thực tiễn đang phát triển nên cả hai Đàng đã có sự điều chỉnh trong chính sách thương nghiệp của mình, mở cửa buôn bán rộng rãi không chỉ với các thương nhân truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc mà còn cả các nước phương Tây như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…. Điều này đã làm cho kinh tế hai Đàng có sự khởi sắc rõ rệt, các đô thị dần dần phát triển và trở thành cảng thị chuyên chở hàng hoá buôn bán trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, một điểm chung trong thương nghiệp của cả hai Đàng là ngoài nhu cầu phát triển nội tại trong nước thúc đẩy cho thương nghiệp phát triển thì nhu cầu chiến tranh cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho nhà

Lê - Trịnh và chúa Nguyễn tăng cường buôn bán với thương nhân phương Tây, cả hai đều có nhu cầu về vũ khí, chiến thuyền và sự giúp đỡ của nước ngoài trong các cuộc chiến tranh với nhau, chính nhờ lý do này mà thương nhân phương Tây đã được lòng các Chúa và được các Chúa tạo điều kiện khá lớn trong hoạt động buôn bán. Nhưng cũng chính nguyên nhân này khiến cho thương nghiệp hai Đàng bị sụt giảm, bởi vì khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu về vũ khí không còn trong khi nhu cầu an ninh, bảo vệ đất nước trước người ngoại quốc lại tăng lên đã khiến cho các Chúa ngừng các hoạt động buôn bán với nước ngoài hay trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ, là nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của các đô thị ở giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu So sánh tình hình chính trị và hoạt động kinh tế giữa đàng ngoài và đàng trong (thế kỷ XVI nửa đầu thế kỉ XVIII) (Trang 53 - 54)