DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC ĐÔNG Á

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 75 - 90)

3.1. Triển vọng của FTA Đông Á trong cấu trúc hợp tác Đông Á

Nhiều học giả nghiên cứu về triển vọng hợp tác Đông Á cho rằng hợp tác và hội nhập về kinh tế, bao gồm thương mại, đầu tư và tài chính, giữa các nước ASEAN + 3 chính là chất xúc tác cho quá trình xây dựng cộng đồng chung Đông Á. Bởi vì hợp tác ASEAN +3 đang hoạt động tốt ở các lĩnh vực tài chính, thương mại, năng lượng môi trường, khoa học và công nghệ; các vấn đề chính trị và an ninh cũng được đề cập đến trong hợp tác ASEAN + 3 nhưng các nước thường tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống như hợp tác chống khủng bố và bảo vệ môi trường. Đối với hội nhập về thương mại, sự phát triển mạnh mẽ của các “FTA +” giữa các nước ASEAN với các nước Đông Bắc Á với việc các nền kinh

tế ASEAN nỗ lực trở thành trung tâm của mạng lưới FTA khu vực. Trong lĩnh vực hợp tác tài chính, các nước Đông Á đã đưa ra hàng loạt các sáng kiến phát triển các thị trường chứng khoán trong khu vực theo kế hoạch chung của Sáng kiến Chiang

Mai24, đặc biệt là việc triển khai Sáng kiến thị trường trái phiếu Châu Á nhằm phát

triển các yếu tố của cơ sở hạ tầng tài chính khu vực, ví dụ như các hệ thống thanh toán, các cơ chế đảm bảo tín dụng và các cơ quan đánh giá tín dụng. Các sáng kiến và hoạt động hội nhập kinh tế, tài chính đều dựa trên các FTA song phương giữa các nước Đông Bắc Á và các nước ASEAN nhằm hướng tới xây dựng một FTA

của cả khu vực (Hiệp định thương mại tự do Đông Á - EAFTA25). Mỗi quốc gia

phải đưa ra được những định hướng FTA của riêng mình hỗ trợ việc hiện thực hóa mục tiêu cao hơn của EAFTA trong bối cảnh hội nhập khu vực mở. Với sáng kiến hợp tác ASEAN + 3, nhiều người đặt ra câu hỏi là quốc gia nào sẽ giữ vị trí đầu tàu của khối hợp tác này. Trung Quốc và Nhật Bản, tuy là những nền kinh tế hàng đầu của thế giới, không thể lãnh đạo quá trình hội nhập đa phương của khu vực Đông Á. Trung Quốc đang bận rộn giải quyết các vấn đề trong nước, củng cố lòng tin với các nước láng giềng và khu vực để “trỗi dậy hòa bình” của mình được khu vực và thế giới công nhận. Nhật Bản cũng không nằm ở vị trí lãnh đạo của cả khu vực ASEAN + 3 được vì Nhật Bản đang có những vấn đề với các nước láng giềng chưa được giải quyết. Thực tế mà nói, ASEAN là nhân tố chính trong việc thúc đẩy sáng kiến hợp tác ASEAN + 3 bởi vì các nước ASEAN đã đưa ra sáng kiến hội nhập và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc biến ASEAN thành một tổ chức khu vực. Với tư cách là trung tâm của cấu trúc thể chế khu vực, ASEAN giữ vai trò mấu chốt trong việc điều phối các hoạt động hợp tác khu vực. Chính những nguyên tắc hoạt động của ASEAN như cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện đã “đồng hóa” Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia hợp tác ASEAN + 3 theo cách của ASEAN. Chính điều này đã cho chúng ta thấy được diện mạo của hợp tác Đông Á ngày nay.

Các nhà nghiên cứu liên kết kinh tế Đông Á cho rằng có 3 con đường để tiến

24 Chiang Mai Initiative, May 2000.

tới thành lập một FTA toàn Đông Á. Một là hoàn thành các FTA ASEAN+1 rồi đồng hóa và nhập lại thành FTA toàn Đông Á. Hai là hoàn thành FTA của ASEAN, FTA của Đông Bắc Á rồi đồng hóa và nhập hai FTA này lại thành một. Ba là triển khai đàm phán và ký kết một FTA Đông Á ngay từ đầu. Để thành lập được cộng đồng kinh tế Đông Á thì quan hệ giữa hai cường quốc lớn trong khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc phải được cải thiện. Bất cứ sự leo thang tranh cãi hoặc xung đột nào giữa hai nước cũng có thể làm cho cộng đồng trở nên thiếu bền vững và làm mất ổn định khu vực. Muốn cải thiện được quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc thì hai nước cần hòa giải với nhau và sự chủ động từ phía Trung Quốc là cần thiết. Liên minh châu Âu có thể cung cấp kinh nghiệm quý báu cho Đông Á.

Xét về diện mạo của hợp tác Đông Á, nhiều nhà phân tích đưa ra những kịch bản khác nhau dựa trên các cách nhìn nhận và nghiên cứu.

Thứ nhất, h ợ p t á c Đông Á sẽ là một chủ nghĩa khu vực mở. Có nghĩa là hợp tác này sẽ không cản trở các thành viên của mình xúc tiến tự do hóa thương mại với các nước ngoài cộng đồng. Hợp tác Đông Á sẽ không phải là một khối bảo hộ mậu dịch chống lại các nước ngoài cộng đồng. Trái lại, nó còn thúc đẩy toàn cầu hóa. Hiện nay, chủ nghĩa khu vực mở đã trở thành nguyên tắc nền tảng của APEC và ASEAN được nêu cụ thể trong Kế hoạch hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017: “liên kết Đông Á là một tiến trình mở, minh bạch, bao quát, và hướng về phía trước vì lợi ích của nhau và ủng hộ những giá trị quốc tế chung để đạt được hòa bình, ổn định, dân chủ, và thịnh vượng trong khu vực … tiếp tục thu nhập tất cả các nước và các tổ chức có quan tâm vào việc hiện thực hóa một kiến trúc khu vực mở có khả năng thích nghi với các thay đổi và chủ nghĩa năng động mới”.

Thứ hai, theo kế ho ạch ASEAN là độn g lực tron g khi ASEAN+3 là p hương tiện , ASEAN là trung tâm-động lực của cộng đồng, cơ chế ASEAN+3 sẽ là phương tiện chính để xây dựng cộng đồng, và cơ chế hội nghị cấp cao Đông Á sẽ là thành phần bổ sung của cộng đồng với sự khẳng định trong Kế hoạch hợp tác ASEAN + 3 giai đoạn 2007 – 2017 “tiến trình ASEAN+3 sẽ

là phương tiện chính để đạt được mục tiêu dài hạn là xây dựng cộng đồng Đông Á, với ASEAN là động lực.”

Thứ ba, phương thức ASEAN (tham vấn, đồng thuận, nguyên tắc 10-x) với những điều chỉnh nhất định sẽ trở thành nguyên tắc hoạt động của Cộng đồng kinh tế Đông Á. Có nhiều phê phán về hiệu suất của phương thức ASEAN, rằng phương thức này tuy có kết quả nhưng chậm. Lại có những đề nghị áp dụng “kiểu EU” cho ASEAN và Đông Á. Song nên lưu ý là châu Âu ít có khác biệt về mô hình kinh tế, chế độ chính trị, trình độ phát triển hơn Đông Á. Trong khi ASEAN khá thành công trong việc thúc đẩy tự do hóa các lĩnh vực ưu tiên thì APEC trước đây đã thất bại trong kế hoạch tình nguyện tự do hóa sớm theo lĩnh vực. Thành công của ASEAN chính là nhờ phương thức tham vấn và đồng thuận của khối này. Đông Á giống ASEAN nhiều hơn là giống châu Âu. ASEAN có đầy đủ đặc điểm của Đông Á: khác biệt về mô hình kinh tế quốc dân, khác biệt về chế độ chính trị, chênh lệch về trình độ phát triển, những di sản lịch sử tiêu cực trong quan hệ giữa các nước. Vì thế, phương thức ASEAN sẽ có thể phát huy tác dụng khi được áp dụng cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Song khi áp dụng phương thức ASEAN cho Đông Á, cần có những điều chỉnh. Điều chỉnh ở đây được hiểu là ở những nội dung có thể, dần dần thay thế phương thức ASEAN bằng quy tắc pháp lý. Thực tế là bản thân ASEAN gần đây cũng đang điều chỉnh phương thức của mình theo hướng ngày càng có thêm nhiều quy tắc pháp lý. Lý do phải điều chỉnh là càng hội nhập sâu (càng tiến xa trên con đường hội nhập khu vực) thì tranh chấp càng dễ xảy ra, nên cần có quy tắc pháp lý để làm căn cứ phân xử. Sau một thời gian tích cực hội nhập kinh tế khu vực và đa phương, các nước ASEAN cũng như Đông Á ngày càng quen với các luật và thỏa thuận quốc tế, ngày càng áp dụng nhiều hơn những thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Điều này tạo thuận lợi cho các nước chấp nhận việc sử dụng các quy tắc pháp lý hơn trước đây.

3.2. Những khó khăn thách thức trong việc xây dựng hợp tác Đông Á (dưới dạng các FTA Đông Á)

thức sau:

- Tính đa dạng, khác biệt giữa các quốc gia Đông Á: sự tồn tại tính đa dạng và sự khác biệt lớn giữa các quốc gia thành viên sẽ là rào cản lớn cho việc xây dựng FTA và hội nhập khu vực. Đó là sự khác nhau về ngôn ngữ, tôn giáo và hệ thống chính trị làm cho quá trình hội nhập phức tạp thêm. Thêm vào đó, sự khác biệt về quy mô dân số và nền kinh tế cũng là một trở ngại. Đặc biệt, sự cách biệt quá lớn trong phát triển được coi là thách thức lớn nhất cho quá trình hội nhập và xây dựng FTA Đông Á.

- Còn tồn tại nhiều lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hưởng đến liên kết và hội nhập: Sự tồn tại các khu vực kinh tế tương đối yếu như nông nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc và một số ngành chế tạo, sản xuất ở các nước kém phát triển hơn như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam sẽ là rào cản khá lớn cho việc xây dựng FTA, và đây cũng là lý do quan trọng để các nhóm lợi ích liên quan ở nhiều nước Đông Á vin vào đó nhằm phản đối việc xây dựng FTA Đông Á.

- Sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia vẫn còn ở mức thấp: Một khó khăn, thách thức khác mang tính cơ bản hơn nằm ở chỗ sự thiếu hụt tinh thần cộng đồng ở Đông Á. Đặc biệt, sự thiếu vắng tinh thần cộng đồng tồn tại ở cả ba quốc gia Đông Bắc Á, khu vực chiếm tới 90% giá trị kinh tế của toàn khu vực Đông Á. Ngay cả ở khu vực Đông Bắc Á, cũng có ít quan niệm hay ý tưởng hay suy nghĩ về một khu vực chung, đơn nhất, chưa nói đến một Cộng đồng Đông Á.

- Tính đối đầu, cạnh tranh hay kình địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng lớn; Tính đối đầu hay thù nghịch giữa Nhật Bản và Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng và tích cực trong việc tăng mạnh các cơ chế FTA song phương ở Đông Á. Ví dụ, đề xuất trước đây của Trung Quốc với ASEAN trong việc xây dựng FTA đã được thúc đẩy nhanh chóng và tương tự, Nhật Bản cũng muốn có một FTA với các nước ASEAN và đã thành công. Và như thế, sự đối đầu, cạnh tranh và thù địch giữa hai cường quốc kinh tế Đông Á sẽ hầu như gây cản trở cho việc xây dựng FTA Đông Á.

4. Dự báo triển vọng về vai trò của GMS trong Hợp tác Đông Á

được sự chú ý và tham gia của các nhà tài trợ, Hợp tác Tiểu vùng chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Với những vai trò được xác định trong hợp tác Đông Á, các nước thành viên GMS đã tập trung đẩy nhanh phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong đó bao gồm các tuyến đường giao thông, các hành lang kinh tế vốn được coi là xương sống cho sự liên kết giữa các nước ASEAN với các nước Châu Á khác, đặc biệt với các nước Đông Bắc Á trong thời gian trước mắt. Đối với lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và phù hợp với khuôn khổ chiến lược GMS mới giai đoạn 2012 -2022, các nước thành viên GMS đã tập trung thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và lao động với tổng số vốn đầu tư là 295,65 triệu đô nhằm tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng đáp ứng nhu cầu lao động của Tiểu vùng và các nước thành khác thuộc ASEAN + 3 trong một thế giới ngày càng cạnh tranh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác Tiểu vùng đối với sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai. Các nước GMS đã xác định rõ tầm nhìn của Tiểu vùng đến nãm 2020 sẽ là một "Tiểu vùng hội nhập sâu, thịnh vượng, ổn định và hòa bình". Bằng việc xác định rõ các động lực phát triển thúc đẩy hợp tác, thông qua Kế hoạch Hành động Vientine và nhiều hoạt động khác, cộng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các nước trong tiểu vùng hy vọng sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 1 (tháng 11/2002) đã nêu rõ định hướng chung của Hợp tác GMS là xây dựng GMS trở thành một khu vực phồn vinh, thịnh vượng, hài hòa và thống nhất, tăng cường kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội và phát triển môi trường bền vừng. Định hướng này được cụ thể hóa qua các Chiến lược hợp tác 10 năm GMS 2002-2012. Chiến lược hợp tác 3C, các Hiệp định hợp tác, chương trình hợp tác và dự án hợp tác GMS, Kế hoạch Hành động Vienchan... Bối cảnh quốc tế hiện nay phức tạp, cơ hội và thách thức đan xen nhau tạo ra ảnh hưởng đến hợp tác khu vực và GMS. Điều quan trọng là các nước GMS cần phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với nhau và tăng cường thúc đẩy phát triển GMS theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, thúc đẩy kết nối hợp tác ASEAN + 3 theo những điều kiện thuận lợi riêng của Tiểu vùng đối với lĩnh vực giao thông vận tải: Hoàn thành các phần quan trọng của mạng lưới giao thông GMS và tăng cường kết nói với các vùng và

tiểu vùng khác; chuyển đổi hành lan giao thông thành Hành lang kinh tế; huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động trong lĩnh vực giao thông; thúc đẩy hành lang kinh tế kết nối với các nước Đông Bắc Á tăng cường giao thương hàng hóa. Đối với lĩnh vực du lịch: đẩy mạnh phát triển du lịch đa quốc gia trong Tiểu vùng, các nước thành viên ASEAN khác và các nước Đông Bắc Á thông qua mở rộng thị trường du lịch, đặt ra tiêu chuẩn tốt hơn để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ bảo tồn và du lịch cũng như mở rộng các loại hình du lịch gắn liền với yếu tố văn hóa, con người và sinh thái đặc trưng của mỗi quốc gia. Đối với phát triển nguồn nhân lực: các nước Tiểu vùng đặt ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, có ảnh hưởng xuyên biên giới thông qua hợp tác giữa các học viện và cơ sở đào tạo trong GMS nhằm đạt được những mục tiêu nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh bền vững của lực lượng lao động trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng vốn đề cao yêu cầu hàm lượng chất xám và tay nghề của nguồn nhân lực. Cụ thể, tại hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 4 đã ra Tuyên bố chung "Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác GMS, vượt qua thách thức và khó khăn, hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vừng. Các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về những nội dung quan trọng như chuyển đổi hành lang giao thông thành hành lang kinh tế, huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động, chương trình dự án ưu tiên Tiểu vùng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; huy động sự tham gia tích cực của các địa phương để hiện thực hóa các hành lang kinh tế.

Như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển định chế hợp tác khu vực Đông Á, hướng tới xây dựng Cộng đồng Đông Á, GMS có triển vọng là sẽ luôn đóng vai trò tích cực đối với khuôn khổ hợp tác này ở khu vực Đông Á. Triển vọng

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w