1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KHU VỰC
3.3. Vai trò cân bằng và thúc đẩy cạnh tranh giữa các cường quốc
Từ cuối thập niên 1990, các nước Đông Á tích cực trong việc xây dựng một
chế định hợp tác khu vực vì hai lý do: Một là, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á
cho thấy cần có một chế định hợp tác khu vực nhằm ngăn ngừa những bất ổn
tương tự. Hai là, song song với sự bết tắc của các vòng đám phán do WTO chủ
trương, chủ nghĩa khu vực đã phát triển mạnh tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới và xu hướng này thúc đẩy các nước Đông Á gia nhập xu thế chung. Trong vấn đề này, Nhật Bản và Trung Quốc được coi là hai diễn viên chính. Vấn đề hợp tác
để tiến tới Cộng đồng Đông Á đang được triển khai theo hai hướng: Một là, ký kết
các hiệp định thương mại tự do19 song phương. Hai là, xây dựng các chế định hợp
tác cho toàn khu vực Đông Á. Trong cả hai hướng này, cạnh tranh quyền chủ đạo giữa hai nước lớn này ngày càng gay gắt.
Kể từ năm 1992, Nhật Bản trở thành đối tác quan trọng của ASEAN đặc biệt trong vai trò thúc đẩy kinh tế của khu vực, các công ty Nhật Bản trở thành những nhà đầu tư sớm nhất tại khu vực này. Khu vực GMS được Nhật Bản coi là một khu vực có nhiều tiềm năng đầu tư với những đặc điểm thuận lợi đặc trưng. Do đó, Nhật Bản đã đầu tư hàng triệu đô la theo hình thức ODA cho các nước Đông Nam Á phát triển, đặc biệt hỗ trợ các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV) tham gia các dự án trong khuôn khổ GMS.
Trước việc Trung Quốc tiến hành các bước đi để ký kết với các nước ASEAN nhằm xây dựng Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) thông qua các Hội nghị thượng định ở Brunei (2001), Pnom Penh (2002), Bali (2003) và Vientiane (2004) để lần lượt thỏa thuận các bước chuẩn bị để cuối cùng đi đến việc ký kết các hiệp ước liên quan đến FTA với các nước Tiểu vùng, Nhật Bản đã nhìn nhận lại chiến lược của mình đối với ASEAN để duy trì ảnh hưởng tại khu vực này, vừa giữ thế chủ động trong quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai. Đây cũng là lý do ra đời của Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật Bản – ASEAN vào tháng 12 năm 2003 tại Tokyo bởi vì đó là lần đầu tiên
trong một hội nghị thượng định được kết thúc bằng Tuyên bố Tokyo và Kế hoạch hành động cho giai đoạn trung và dài hạn sắp tới. Theo Tuyên bố Tokyo, Nhật Bản và các nước ASEAN quyết tâm mở rộng, đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần đối tác chiến lược. Nhật sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập với nhau hơn nữa. Theo phương châm này, Nhật Bản ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho ASEAN đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nhân tài, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các nước GMS rút ngắn khoảng cách giữa 2 nhóm nước (6 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới) trong khối này. Một số nội dung cụ thể trong Kế hoach hành động là quyết định lấy năm 2005 làm thời điểm thương lượng để tiến tới việc ký kết Hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN (JACEP). Nhật Bản cũng đã cam kết trong 5 năm tới sẽ đưa 1 vạn sinh viên và thực tập sinh ASEAN sang Nhật Bản học tập và tu nghiệp và trong 3 năm tới sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la để đào tạo nhân lực và 1,5 tỷ đô la để giúp Tiểu vùng GMS phát triển.
Với Hiệp định ACFTA mà Trung Quốc đạt được với các nước ASEAN, Trung Quốc đã dần thể hiện được sự ảnh hưởng của mình đối với khu vực này. Ngoài kế hoạch giảm thuế nói chung, Hiệp định bao gồm một chương trình gọi là Thu hoạch sớm (Early Harvest) để giảm thuế (từ đầu năm 2004) cho các mặt hàng nông sản mà đa số các nước ASEAN và trì hoãn nghĩa vụ thực hiện FTA đối với các thành viên GMS và viện trợ 5 triệu đô la cho các chương trình phát triển của GMS, phụ trách 1/3 chi phí xây dựng đường cao tốc nối Côn Minh với Bangkok. Trung Quốc, sau khi đạt được thỏa thuận song phương với Mỹ để gia nhập WTO (2001), bắt đầu triển khai chiến lược Đông Á mà điểm đột phá là ASEAN vì Nhật Bản và Mỹ cũng đang quan tâm mà Trung Quốc cần thấy phải gây ảnh hưởng ngay. Ngoài ra, quá trình hình thành Cộng đồng Đông Á sẽ phải bắt đầu từ ASEAN chứ không phải từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các nước ASEAN nói chung và GMS nói riêng, cho nên để xoa dịu mối lo ngại này cho khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đã đưa ra khái niệm “trỗi dậy hòa bình” với mục đích nhường lợi ích kinh tế cho các nước ASEAN và chiếm lấy lợi
ích về chính trị cho mình.
Sau năm 1975 và trước thời của Tổng thống Barack Obama, Mỹ giảm sự quan tâm đến Châu Á và ASEAN, khu vực Đông Nam Á đã xuất hiện một khoảng trống về địa chính trị, và đây cũng chính là cơ hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng đối với 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong và đang trực tiếp đe dọa đến những lợi ích thân thiết của Mỹ, Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự trỗi dậy của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới, đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Do đó, một chiến lược trở lại với khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên vì thực tế cho thấy, ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, Mỹ luôn được coi là một nhân tố hàng đầu và không thể không đề cập đến trong việc tạo ra sự cân bằng ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Ban Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong lại vừa có tiếng nó uy tín đối với các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á… Mỹ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, với “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong lưu vực.
Tại Hội nghị ASEAN ngày 23-07-2009, theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Ngoại trưởng Hillary Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ lưu Sông Mekong bao gồm có Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ lưu Sông Mekong và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN. Ngoại trưởng 4 nước Thái Lan , Lào, Campuchia và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với các quốc gia Hạ lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.
Cho dù những nỗ lực của Mỹ và các nước hạ lưu Mekong chưa đạt được nhiều dấu ấn đáng kể nhưng dấu hiệu tái cam kết của Mỹ với các quốc gia Mekong và ASEAN đã bắt đầu khiến Trung Quốc đã phải quan tâm nhiều hơn tới các cộng
đồng cư dân và các Chính phủ hạ lưu sông Mekong. Gần đây, Trung Quốc đồng ý chia sẻ phần “thông tin vận hành” nhiều hơn với Ủy ban sông Mekong và cũng đã
cho phép một số viên chức tới thăm 2 con đập Tiểu Loan20 và Cảnh Hồng21 trong
số những con đập thủy điện dòng chính thượng nguồn đang hoạt động thuộc tỉnh Vân Nam.
Như vậy, sự xuất hiện của các cường quốc tại Tiểu vùng GMS và tham gia vào các dự án đầu tư tại Tiểu vùng vừa nâng tầm của các quốc gia tại đây vừa tạo ra đối trọng về tầm ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (sự tham gia của Ấn Độ chưa rõ nét) trong chiến lược phát triển của từng nước. Bên cạnh đó, các nước GMS cũng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các nước này khi họ muốn thể hiện sự ảnh hưởng của mình tại khu vực đang được coi là khá năng động và nhiều tiềm năng cũng như có vị trí địa chính trị quan trọng thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và lĩnh vực thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội khác. Qua đây, ta thấy rằng GMS trong ASEAN được coi là cán cân thăng bằng sự ảnh hưởng của các nước lớn hay chính là sân chơi đầy tính cạnh tranh của các nước này. Do đó, các nước GMS cần nắm lấy được những thời cơ mà sự cạnh tranh này mang lại và hạn chế những nguy cơ, thách thức dễ bị thâu tóm bởi sự ảnh hưởng của các nước này ở nhiều khía cạnh.