Vai trò trung chuyển lao động

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 45 - 49)

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KHU VỰC

3.2.Vai trò trung chuyển lao động

Quá trình di chuyển lao động ở khu vực GMS không phải là mới, có từ thời tiền thuộc địa và thuộc địa. Từ những năm 1970 đến những năm 1990 của thế kỷ 20, khi khu vực GMS vẫn chưa mở cửa thì các hoạt động di chuyển lao động giữa các nước này khá hạn chế. Nhưng khi ADB đề xuất ý tưởng thành lập Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng bao gồm 5 quốc gia (Việt Nam,

Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma) và 2 tỉnh phía nam của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây thì quá trình di chuyển lao động giữa các nước GMS tăng lên nhanh chóng. Đó là kết quả trực tiếp của việc ký kết nhiều các FTA, xây dựng các hành lang kinh tế GMS cũng như các cơ sở hạ tầng kết nối Tiểu vùng. Ngoài ra, việc cải cách các thủ tịch cấp visa và các hoạt động trao đổi kinh tế phù hợp với các cơ chế hợp tác kinh tế đã tạo ra luồng lao động lớn đi qua các cửa khẩu biên giới của của các nước GMS. Việc làm được tạo ra ở khu vực xây dựng các hành lang giao thông đã thu hút hàng ngàn lao động từ các công ty của Trung Quốc và Thái Lan vào khu vực này. Trong khi hệ thống giao thông GMS được cải thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại, tăng trưởng kinh tế ở các nước GMS thì khoảng cách phát triển giữa nhóm nước phát triển cao hơn là Trung Quốc và Thái Lan và nhóm nước kém phát triển còn lại ngày càng lớn cho nên việc di chuyển lao động từ các nước kém phát triển sang các nước phát triển hơn là một hiện tượng dễ nhận thấy ở thời điểm hiện tại. Lao động của Campuchia, Lào và Myanma thường có xu hướng di cư sang Thái Lan. Ước tính, ở Campuchia có khoảng 1 triệu lao động Việt Nam và hơn 25.000 lao động Trung Quốc, chủ yếu là lao động chân tay và có tay nghề cao hơn lao động Việt Nam (ADB: facilitating safe labour migration in the Greater Mekong Subregion: 2013). Lào cũng đón lao động từ Thái Lan và Trung Quốc có các công ty đang đầu tư tại nước này. Việt Nam tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Trung Quốc. Lực lượng lao động có kỹ năng từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản đang có xu hướng di chuyển xuống phía Nam, tham gia vào thị trường lao động của các nước GMS và ASEAN hải đảo theo các cam kết thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực mà các nước này ký kết với nhau trong các FTA + 1.

Hình 3: Xu hướng di chuyển của lao động trong khu vực GMS

GMS sở hữu 2 đặc điểm song hành với nhau. Một mặt, GMS là một thực thể kinh tế đơn nhất, mặc dù bao gồm các nền kinh tế khác nhau, mà ở đó các chiến lược phát triển hình thành các yếu tố xã hội đặc trưng, do đó quyết định những vai trò khác nhau của các nước trong Tiểu vùng. Mặt khác, mỗi quốc gia thuộc Tiểu vùng GMS đều có những yếu tố lịch sử riêng và có những tuyến đường di cư và hiệp định ký kết lao động riêng. Đối với quá trình di cư lao động trong Tiểu vùng, những đặc điểm này của mỗi nước cần chú ý trong từng mối quan hệ với nhau. Điều này đặc biệt cần thiết khi hiện nay quá trình di cư lao động diễn ra mạnh mẽ ở các khu kinh tế ở GMS và điều này liên quan đến chiến lược phát triển Tiểu vùng và tình hình kinh tế của từng nước.

Trong xu hướng hợp tác Đông Á, các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản coi các nước GMS là nguồn bổ sung nhân lực dồi dào với dân số khoảng 330 triệu dân, mặc dù tay nghề và trình độ lao động của các nước GMS vẫn chưa cao. Nhật Bản hiện đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Ví dụ, hiện nay, ngành xây dựng của Nhật Bản cần đến nhân lực hơn bao giờ hết. Ngoài ra, đất nước này bắt đầu chuẩn bị cho Olympic 2020, và đang khôi phục lại các khu định cư sau thảm họa động đất-sóng thần năm 2011. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Nhật Bản cố gắng phát triển các chương trình và dự án xã hội khác nhau. Ví

dụ, Nhật Bản khuyến khích các bà mẹ tiếp tục hoặc trở lại làm việc và hưởng lương bình đẳng với nam giới cũng như mở nhiều nhà trẻ, trợ cấp chăm sóc y tế trong thời gian mang thai…Chính phủ Nhật Bản cũng xem xét nâng cao tuổi nghỉ hưu lên 70 tuổi. Các biện pháp này nhằm mục đích phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.

Trên thực tế, Nhật Bản không có ý định mở cửa cho tất cả người nước ngoài. Để ngăn chặn xu hướng gia tăng các loại tội phạm và lao động “giá rẻ”, chính phủ Nhật Bản đang đề ra các tiêu chuẩn tuyển chọn ứng viên để đào tạo. Theo số liệu do Bộ y tế, lao động và an sinh xã hội của Nhật Bản công bố vào tháng 5 năm 2008, có khoảng hơn 2,2 triệu lao động nước ngoài đang làm việc ở Nhật Bản (tăng từ 925.000 lao động vào năm 2006) từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipines, Việt Nam và một số nước khác. Trong số đó, lao động Việt Nam và Thái Lan đều chiếm 1,9% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Với những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các nước thành viên GMS, Nhật Bản hi vọng sẽ thúc đẩy tỉ lệ lao động từ các nước trong thời gian tới nhằm lấp đi những khoảng trống mà dân số già tại nước này đang để lại nhằm duy trì và phát triển kinh tế.

Hàn Quốc cũng tập trung nguồn ODA khá lớn vào các nước GMS nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi nhân sự giữa Hàn Quốc và các nước GMS cũng tăng mạnh. Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, cho đến năm 2010, Việt Nam có khoảng hơn 55 ngàn lao động, Thái Lan có hơn 24 ngàn lao động, Campuchia có hơn 7 ngàn lao động, Myanma có gần 8 ngàn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Số lao động từ 4 nước Tiểu vùng sông Mekong này chiếm khoảng 40,9% số lao động nước ngoài tại Hàn Quốc.

Với những chiến lược phát triển nhân sự trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, GMS đã, đang và sẽ là nơi trung chuyển lao động năng động của Tiểu vùng nói riêng và cả khu vực Đông Á nói riêng. Nguồn nhân lực của GMS đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nội vùng và cả khu vực Đông Á sôi động nếu như chất lượng lao động được nâng cao và tập trung vào các khu vực có lợi thế so sánh và có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 45 - 49)