Ảnh hưởng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 60 - 62)

4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA GMS

4.3.Ảnh hưởng của Trung Quốc

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc đã đem lại cho Đông Á một sức mạnh mới, sự thay đổi căn bản trong mô hình tăng trưởng và mối liên hệ cạnh tranh mới trong khu vực và có sức lan tỏa rất mạnh trong suốt quá trình phát triển kinh tế của khu vực Đông Á cũng như thúc đẩy vai trò của GMS. Trong quá trình thúc đẩy hợp tác Đông Á, Trung Quốc hi vọng đây là một cộng đồng không có sự dính líu của Mỹ để thiết lập và gia tăng vùng ảnh hưởng của mình tại đây. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, vai trò của Trung Quốc càng ngày nổi bật. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc làm suy yếu vai trò của Mỹ và Nhật Bản tại Đông Á. Nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản đứng thứ hai thế giới (và dự báo đến năm 2020 kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ đứng đầu thế giới). Mặc dù Trung Quốc hiện đang đương đầu với sự canh tranh của Mỹ và các khó khăn trong nước nhưng triển vọng Trung Quốc có khả năng lãnh đạo khu vực Đông Á về mặt kinh tế có thể xảy ra trong tương lai gần. So với Nhật Bản và Hàn Quốc trong hợp tác ASEAN + 3, vai trò của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế thương mại trong khu vực khá nổi bật, thể hiện rõ nhất ở việc ký kết các hiệp định thương mại tự do

(FTA) với Nhật Bản, Hàn Quốc và nhất là các nước ASEAN. Chính sách FTA của Trung Quốc mang tính đa chiều, linh hoạt và thực tế, đặc biệt cơ chế “thu hoạch sớm” được thực hiện rộng rãi, vượt trước các lộ trình FTA với các nước khác.

Do Trung Quốc có hai tỉnh (Vân Nam và Quảng Tây) nằm trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng nên một phần lợi ích của Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến sự thịnh vượng của Tiểu vùng. Chính vì vậy, Trung Quốc đã tích cực tham gia Chương trình Hợp tác GMS với việc xúc tiến hàng loạt các hoạt động góp phần thúc đẩy 9 lĩnh vực hợp tác Tiểu vùng với những đóng góp không nhỏ nhằm tạo điều kiện xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các nước nghèo và kém phát triển trong Tiểu vùng, thúc đẩy vai trò GMS trong hợp tác Đông Á và dần khẳng định ảnh hưởng của nước này tại khu vực Đông Á nói chung và GMS nói riêng.

Về giao thông, Trung Quốc không chỉ tích cực hoàn thành việc xây dựng những phần đường nằm trong lãnh thổ của mình thuộc tuyến đường sắt xuyên Á mà còn giúp một số nước trong khu vực xây dựng các phần đường nằm trong lãnh thổ của họ. Trung Quốc đã cấp vốn giúp Lào xây dựng 1/3 đoạn đường nằm trong lãnh thổ Lào của NSEC – Hành lang kinh tế Bắc Nam – (Côn Minh – Lào - Bangkok) được hoàn thành vào tháng 6 năm 2008.

Về viễn thông, Trung Quốc đã cùng với Thái Lan, Lào và Việt Nam tích cực thực hiện giai đoạn 1 Dự án đường thông tin cao tốc GMS. Nhờ đó, kết nối quốc tế đã được thực hiện. Trung Quốc đã hỗ trợ ADB trong việc tổ chức Diễn đàn Viễn thông GMS lần thứ 7 tại Quảng Tây.

Về nông nghiệp, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng nông nghiệp GMS thông qua Hiệp định khung chiến lược về hợp tác Tiểu vùng trong nông nghiệp và Chương trình hỗ trợ nông nghiệp cơ bản (CASP) giai đoạn 2006 – 2010 đề ra những vấn đề cần tập trung phát triển và hợp tác nông nghiệp. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của ADB và các nước GMS, dịch vụ mạng lưới thông tin nông nghiệp GMS (AINS) do Trung Quốc đề xướng và lãnh đạo đã đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 2007 và trở thành một kênh trao đổi thông tin về nông nghiệp quan trọng giữa các nước GMS.

bảo vệ đa dạng sinh học, lập Tiểu ban hỗ trợ quốc gia về dự án này.

Về hợp tác đầu tư, Trung Quốc tham gia tích cực vào Khung hành động và Chiến lược tạo thuận lợi mậu dịch và đầu tư GMS, hỗ trợ kỹ thuật cho Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của ADB để ADB giảm nợ và giãn nợ cho một số nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Do vậy, uy tín và ảnh hưởng của Trung Quốc trong GMS ngày càng tăng lên không ngừng.

Những đóng góp của Trung Quốc vào các lĩnh vực hợp tác khác nhau của GMS đã góp phần thúc đẩy hợp tác đa phương ở Tiểu vùng trong xu hướng mở rộng hợp tác của khu vực Đông Á, thúc đẩy và tăng cường hơn nữa vai trò của GMs trong hợp tác Đông Á và xây dựng Cộng đồng Đông Á trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á giai đoạn từ 1998 đến nay (Trang 60 - 62)