1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KHU VỰC
2.4. THỰC TRẠNG HỢP TÁC ĐÔNG Á
Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Châu Âu gần đây đã chuyển hướng trung tâm kinh tế toàn cầu sang khu vực Đông Á. Sự thay đổi cấu trúc này kéo theo sự thành lập G20 để thay thế cho G7 vốn được coi là diễn dàn kinh tế hàng đầu thế giới để theo dõi và nhận định khung cảnh kinh tế thế giới. Trong số 20 thành viên của nhóm G20 có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Úc là thành viên của Hội nghị Đông Á. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng 1929-1933 được cho như là đã kết thúc, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với sự mất ổn định và sự phục hồi yếu do nợ công cao, nạn thất nghiệp chưa có dấu hiệu dừng lại và sự mất cân đối trong cấu trúc của Mỹ và EU do tỉ giá hối đoái không ổn định gây ra. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN. Nhưng động lực phát triển kinh tế ở khu vực Đông Á sẽ không bền vững nếu như khu vực này không tái cân bằng chiến lược phát triển thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu. Điều này sẽ dần dần giảm bớt sự mất cân bằng và nâng cao chất lượng đầu ra thông qua sự tăng trưởng toàn bộ, tăng trưởng sáng tạo và chiến lược tăng trưởng bền vững. Những thành công trong tương lai của khu vực Đông Á trong việc hiện thực hóa 5 chiến lược tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này. Nếu không thực hiện quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng thì sự tăng trưởng cao và bền vững trong khu vực và những tác động hệ quả đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ trở lên khó khăn và bất ổn hơn nhiều. Tăng trưởng cao và năng động sẽ tạo nhiều cơ hội cho khu vực Đông Á tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế to lớn để trở thành đầu tàu cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới và đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực. Mặc dù khu vực Đông Á đã thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) ở mức độ song phương và đa phươngnhưng những tác động thương mại và đầu tư vẫn chưa mang tính tích cực cao phần lớn là do việc
chồng chéo của các FTA ở các mức độ và phạm vi khác nhau, vốn được coi là hiện
tượng “bát mỳ ống”13. Làm thế nào để khu vực Đông Á giải quyết được những
thách thức kết hợp tất cả những FTA chồng lấn ở mức độ song phương và đa phương vào một thị trường liên kết, hội nhập và không biên giới là vấn đề cốt lõi và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong khu vực.
Sự phổ biến của các FTA trong khu vực không chỉ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho thương mại mà còn gây ra sự chệch hướng thương mại. Nhiều nỗ lực của các quốc gia Đông Á nhằm hướng tới hội nhập kinh tế đã dẫn đến sự hình thành mô hình “ASEAN +1”. ASEAN đã ký kết các FTA với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ ( trên lĩnh vực thương mại hàng hóa).
Về mặt lý thuyết, một hiệp định thương mại tự do khu vực (RFTA)14 hiệu quả
mang lại lợi ích hài hòa và công bằng nhận được từ việc trao đổi thương mại cho tất cả các nước thành viên tham gia. Một RFTA cần phải tạo ra những ảnh hưởng đủ tính động lực và ổn định đối với nền kinh tế thế giới nhằm đảm bảo hoạt động thương mại tự do một cách vô tư. Hiện nay các nhà lãnh đạo của ASEAN + 3 đã bàn bạc và thống nhất điều khoản thực hiện giai đoạn I và giai đoạn II của việc nghiên cứu quá trình hình thành khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và đề xuất những nguyên tắc hoạt động chung. Các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 thống nhất nhìn nhận cuộc khủng hoảng kinh tế là một cơ hội tốt để mở rộng đầu tư và thương mại trong khu vực thông qua việc tạo điều kiện và tự do hóa thương mại trong các nước thuộc ASEAN + 3, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của khu vực này nói chung và tạo ra sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEs) 15hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo của ASEAN + 3 coi cơ chế hợp tác ASEAN + 3 là nhân tố trung tâm của sáng kiến hợp tác Đông Á và cần đưa ra được một chiến lược khả thi
13 Hiên tượng“Bát mỳ ống” – tiếng anh là spaghetti bowl – là việc tự do thương mại phân biệt đối xử diễn ra dưới các FTA và khía cạnh thể chế chồng chéo với nhau là do một loại hàng hóa cùng một lúc phải chịu nhiều loại thuế khác nhau,được hưởng các quỹ đạo cắt giảm thuế quan và các quy định của nước sở tại để được những điều kiện ưu đãi. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các FTA, hệ thống thương mại quốc tế có nguy cơ hỗn loạn. (Jagdish Bhagwati, 1995, 2008).
14 Regional Free Trade Agreement
để biến sáng kiến hợp tác trên thành hiện thực.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á 1. Khái quát về Hợp tác GMS
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm 5 nước Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với tổng diện tích khoảng 2,6 triệu km2, dân số trên 340 triệu người, được bao bọc bởi hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với vị trí địa lý này, GMS có vị trí địa chiến lược, địa kinh tế cực kỳ quan trọng, có vai trò kết nối khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác ở châu Á như Đông Bắc Á và Nam Á. Với vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng đó, GMS tạo ra một khu vực được kết nối rộng lớn, giúp hình thành nên một không gian hội nhập, liên kết kinh tế và quan hệ hợp tác khu vực trên quy mô lớn và ở nhiều cấp độ khác nhau vì nó nằm giữa những vùng năng động, phát triển và mới nổi.
Về dân số, GMS có nguồn nhân lực khá động và trẻ. Là một khu vực đông dân nhưng mật độ dân cư thưa và phân bố không đều tập trung nhiều ở thành thị. Lực lượng lao động trong GMS chiếm tỷ lệ cao trong dân số, hiện chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ là một yếu tố quan trọng và là lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu lao động. Đây là một yếu tố quan trọng tạo tăng trưởng kinh tế cao liên tục của nhiều nền kinh tế trong thời kỳ cải cách kinh tế, phát triển thị trường tự do cạnh tranh và hội nhập, đồng thời là lực lượng lao động dự bị hùng hậu dành cho các doanh nghiệp mới và đang mở rộng thị trường.
Về kinh tế, các nền kinh tế và chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc GMS đã và đang chuyển đổi theo cơ chế kinh tế thị trường tự do, hướng ngoại và hội nhập ở những mức độ khác nhau. Điểm nổi bật của các nền kinh tế trong tiểu vùng trong quá trình mở cửa là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ, nhằm làm tăng tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong GDP, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cơ cấu các nền kinh tế trong khu vực chủ
yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong GDP. Với thực tế này, trong những năm gần đây, các nước GMS bắt đầu phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng gắn kết tăng cường với bên ngoài, từng bước hạn chế tình trạng nhập siêu, nâng cao giá trị trao đổi thương mại tiểu ngạch, mậu dịch biên giới với các quốc gia Đông Bắc Á có xu hướng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị ngoại thương song phương của khu vực.
Những đặc điểm trên đây cho thấy GMS là khu vực có vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng, có tiềm năng và nội lực phục vụ phát triển, có vị trí chiến lược thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa ba khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Nam Á. Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng góp phần ổn định, thúc đẩy liên kết và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đẩy mạnh và mở rộng hợp tác Đông Á. Các nước GMS gắn kết với nhau bằng đường biên giới đất liền, do đó rất thuận tiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Các nước trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng tiếp giáp với biển, nằm giữa các tuyến giao thông huyết mạch của khu vực và thế giới, có lợi thế trong việc mở rộng liên kết ra bên ngoài. Vì thế, các quốc gia trong Tiểu vùng ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc phối hợp và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau để khai thác, sử dụng có lợi nhất các tiềm năng to lớn của Tiểu vùng về nhân lực, thủy điện, khoáng sản, tài nguyên nước, du lịch cũng như bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chung tay khai thác dòng sông và các tài nguyên đa dạng gắn kết với nhau thành một khối, các nền kinh tế trong GMS sẽ sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn lực của mình và hạn chế các nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích với nhau. Hợp tác Tiểu vùng mở ra một thời kỳ mới cho xây dựng cuộc sống phồn vinh cho tất cả các quốc gia trong Tiểu vùng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, vị trí địa chiến lược, địa kinh tế của Tiểu vùng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi riêng cho từng quốc gia nhằm thu hút sự hỗ trợ của các nước lớn và các tổ chức quốc tế đầu tư vào các lĩnh vực lợi thế của từng quốc gia này để tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong hợp tác phát triển và là cầu nối cho việc phát triển hợp tác trong khu vực Đông Á nói chung.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác quốc tế GMS 1.2.1. Các thể chế hợp tác quốc tế trong hợp tác GMS
Trong những năm 90 của thế kỷ 20, trình độ phát triển kinh tế của các nước GMS vẫn còn thấp, đối mặt với nhiều khó khăn như nghèo đói, cơ sở hạ tầng quốc gia hạn chế về giao thông, năng lượng, viễn thông, giáo dục. Chính phủ các nước nhận thức sâu sắc rằng đầu tiên phải tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và với các nền kinh tế đầu tàu trong khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể phát triển được bởi vì các hầu hết các nước thuộc Tiểu vùng GMS đều là các nền kinh tế đang phát triển, lạc hậu và thiếu nguồn tài chính để phát triển cũng như một đầu tàu về tài chính và một nguồn hỗ trợ cần thiết về các lĩnh vực phát triển để tạo ra một sự định hướng phát triển cho cả khu vực. Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn nhân lực có thể biến GMS thành một trung tâm phát triển mới của Châu Á nếu như nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Hợp tác GMS được hình thành và phát triển thông qua một số cấp độ, cơ chế và lĩnh vực hợp tác như chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (Chương trình GMS), Ủy ban sông Mekong (MRC), Diễn đàn hợp tác phát triển châu thổ sông Mekong (AMBDC)… Hai hình thức hợp tác MRC và AMBDC được coi là nền tảng cơ bản để hình thành và phát triển chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) – được coi là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất của các nước trong Tiểu vùng.
1.2.2. Các giai đoạn phát triển hợp tác trong GMS a. Ủy ban sông Mekong16
Lịch sử hợp tác quốc tế phát triển Tiểu vùng sông Mekong bắt đầu từ năm 1957 khi Ủy ban kinh tế của Liên Hợp Quốc về Châu Á và vùng Viễn Đông (ECAFE) thành lập Ủy ban phối hợp khảo sát hạ lưu vực sông Mekong gồm bốn nước thành viên Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, tiền thân của ủy ban sông Mekong, nhằm khởi động cho quá trình hợp tác, khai thác và phát triển những điều kiện thuận lợi của sông Mekong. Nhiệm vụ chính của ủy ban là khuyến khích,
phối hợp, kiểm tra và giám sát việc quy hoạch nghiên cứu các dự án khai thác nguồn nước hạ lưu sông Mekong. Do có thay đổi về chính trị khu vực nên Ủy ban ngừng hoạt động cho đến năm 1978. Từ những năm cuối của thể kỷ 20, các hoạt động xúc tiến của khu vực này ngày càng sôi động hơn với sự tham gia của Campuchia và sự quan tâm của của cộng đồng quốc tế. Ngày 5/4/1995, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã ký kết “Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực Mekong” – Hiệp định Mekong. Hiệp định này là cơ sở tiền đề thành lập Ủy ban sông Mekong. Trung Quốc và Myanmar là quan sát viên tại các hội thảo và hội nghị của Ủy ban.
Theo Hiệp định, các nước thành viên hợp tác với nhau dựa trên nguyên tắc cơ bản là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan đến hợp tác Mekong luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc quốc tế về sử dụng nguồn nước công bằng và hợp lý cũng được thể hiện trong hiệp định và được các quốc gia MRC áp dụng; đồng thời thông qua và áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như cân bằng sinh thái trong lưu vực.
Cũng theo Hiệp định, Ủy ban MRC bao gồm 3 cấp là Hội đồng (cấp bộ trưởng), Ủy ban liên hợp (cấp cục) và Ban thư ký (chuyên gia về kỹ thuật và hành chính). Bên cạnh đó, mỗi quốc gia thành viên cũng thành lập Ủy ban sông Mekong quốc gia để phối hợp với Ủy ban sông Mekong quốc tế.
MRC là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong việc khai thác và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan trong vùng hạ lưu sông Mekong hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm của các quốc gia thành viên MRC.Tại lưu vực sông Mekong, hợp tác MRC được coi là hợp tác vùng lâu dài nhất và có tính gắn kết nhất với các quy định pháp lý ràng buộc các quốc gia thành viên trong việc chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng17
Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã khởi xướng sáng kiến Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng bao gồm các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Việt Nam và Trung Quốc (đại diện là tỉnh Vân Nam, sau đó năm 2004 có thêm tỉnh Quảng Tây). Dưới sự chủ trì của ADB, các nước trong Tiểu vùng đã xác định được những nội dung hợp tác cụ thể, tập trung chủ yếu vào cải thiện cơ sở hạ tầng, xúc tiến, mở rộng hợp tác và đầu tư thương mại. Hợp tác GMS đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính sau: