1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KHU VỰC
3.4. Vai trò hợp tác và phát triển du lịch trong Đông Á
GMS cũng là một khu vực tập trung nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tuy cùng chịu ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa lớn liền kề là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, nhưng mỗi nước trong quá trình phát triển của mình đều có bản sắc văn hóa riêng. Chính điều này tạo ra tiểu vùng có sự đa dạng về văn hóa nhưng vẫn có sự tương đồng nhất định với các nước Đông Bắc Á, trở thành điểm đến của hàng triệu khách du lịch từ các nước Đông Bắc Á.
Với những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa lý phong phú và văn hóa lịch sử lâu đời đa dạng, Tiểu vùng sở hữu tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch. Phát triển du lịch được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giải
20 Tên gọi quốc tế là Xiaowan có công suất thiết kế là 4,200 MW.
quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao vị thế đất nước thông qua việc quảng bá các di sản văn hóa. Đó là cơ sở để các nước trong Tiểu vùng hợp tác với nhau để phát triển lĩnh vực du lịch một cách đồng bộ.
Kể từ sau khi phát động hợp tác vào năm 1994, du lịch GMS đã được thế giới biết đến thông qua Nhóm công tác về du lịch (WGT) của các nước GMS đã có cuộc họp đầu tiên tại tháng 3 năm 1995 tại Bangkok (Thái Lan) với mục đích đẩy mạnh GMS thành một địa điểm du lịch hấp dẫn thông qua việc đồng ý tổ chức Diễn đàn Du lịch Mekong vào tháng 3 năm 1996. Diễn đàn này đưa ra các phương pháp, cách thức xúc tiến đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao mức độ an toàn, an ninh và các tiêu chuẩn về chất lượng, mở rộng các hoạt động quảng cáo và chú ý hơn nữa các vấn đề có liên quan đến các điều luật về lữ hành quốc tế và biên giới. Các nước Tiểu vùng đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch và kế hoạch hành động cho giai đoạn 2006 -2015 nhằm thúc đẩy phát triển GMS là một điểm đến du lịch bằng việc đảm bảo sự mở rộng hoạt động du lịch bền vững và tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho cả Tiểu vùng nhằm giảm đói nghèo và phân bổ hợp lý lợi ích mà du lịch đem lại trong khi giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường.
Qua những nỗ lực hợp tác phát triển về du lịch, Tiểu vùng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hàng loạt các chương trình hợp tác du lịch song phương và đa
phương như: “Ba đất nước – một điểm đến” giữa Thái Lan – Lào – Việt Nam hoặc
“Hai vương quốc – một điểm đến” giữa Thái Lan – Mianma, hoặc dự án “Phát triển bền vững du lịch Tiểu vùng GMS” ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Bên cạnh đó, hợp tác phát triển giao thông vận tải có tác động trực tiếp đối với du lịch. Xúc tiến xây dựng các đường quốc tế xuyên quốc gia theo hành lang Đông – Tây, Nam – Bắc, tạo hành lang phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Các đường bay quốc tế giá rẻ xuyên Tiểu vùng cũng làm tăng cơ hội phát triển du lịch cho các quốc gia trong khu vực. Hiện nay các nước GMS đang xúc tiến thực hiện thị thực chung GMS nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa các cơ hội du lịch.
Mục tiêu của các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) đề ra là thu hút 50,2 triệu lượt khách quốc tế đến khu vực với tổng thu từ du lịch đạt 52,4 tỉ đô la Mỹ, tạo 3,8 triệu việc làm và xóa đói giảm nghèo cho 1,2 triệu người tính đến năm 2015. Theo số liệu thống kê năm 2012 của tiểu ban du lịch GMS, lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực GMS đã đạt gần 44 triệu lượt, trong đó du khách từ các nước Đông Bắc Á chiếm 18.7%. GMS là điểm đến của các du khách Đông bắc Á và Đông Nam Á hải đảo, kết nối các khu vực không cận kề trong Đông Ấ, tạo nên mạng lưới du lịch cho toàn vùng, thúc đẩy giao thông đường không, đường bộ, đường thủy trong phát triển du lịch của Đông Á nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế đến khu vực GMS nói riêng và Đông Á nói chung thông qua các chương trình du lịch sinh thái, du lịch đa điểm đến. “Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mekong mở rộng 1999 - 2018” đã đề ra những chiến lược cụ thể để phát triển du lịch của Tiểu vùng. Những chiến lược đó vận dụng những yếu tố thuận lợi của Tiểu vùng và phù hợp với chính sách phát triển du lịch của cả khu vực Đông Á nhằm biến khu vực GMS thành điểm trung chuyển, điểm chốt của các chương trình du lịch Đông Á trong tương lai.