I. Khi nào có công cơ học?
PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC LỚP
PHẦN CƠ HỌC LỚP 8
Trường:... Họ và tên:...Lớp...
Các em hãy đọc kỹ các câu hỏi và chọn đáp án mà các em cho là đúng nhất. Cảm ơn sự hợp tác của các em.
Câu 1: Một tàu hỏa đang rời khỏi ga. Khi xét đến chuyển động của hành khách trên tàu:
a) Hành khách trên tàu đứng yên. b) Hành khách trên tàu chuyển động.
c) Hành khách trên xe đứng yên so với vật này nhưng chuyển động so với vật khác.
Câu 2: Một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 20km/h, sau đó từ B trở về A với vận tốc 40km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là:
a) 30km/h. b) 26,67 km/h.
Câu 3: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v1 = 10m/s, v2 = 8m/s, v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả chặng đường?
a) 11,3m/s b) 10,43m/s c) 9,3m/s
Câu 4: Chọn đáp án đúng khi nói về lực:
a) Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. b) Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 5: Chọn đáp án đúng khi nói về lực:
a) Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật.
Câu 6: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì: a) Lực tác dụng lên vật rất nhỏ.
b) Lực ma sát đã giữ vật.
c) Không có lực nào tác dụng vào vật. d) Các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
Câu 7: Chọn đáp án đúng khi nói về khái niệm quán tính: a) Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. b) Mọi vật đều có xu hướng thay đổi vận tốc của mình.
c) Mọi vật đều có xu hướng dừng lại khi không có ngoại lực tác dụng vào vật.
Câu 8: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì hành khách trên xe: a) Dừng lại ngay.
b) Ngả người về phía sau. c) Chúi người về phía trước. d) Ngả sang người bên cạnh.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của quán tính? a) Vật nặng rơi trong không khí nhanh hơn vật nhẹ. b) Trong chân không mọi vật nặng nhẹ đều rơi như nhau. c) Khi rơi chạm cát vật nặng gây ra độ lún sâu hơn vật nhẹ. d) Cả A, B, C.
Câu 10: Chọn đáp án đúng:
a) Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.
b) Một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
c) Một vật có thể chịu đồng thời nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. d) Không có vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng vào
nó.
a) Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.
b) Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.
c) Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích. d) Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.
Câu 12: Đặt một viên gạch trên nền cát. Viên gạch càng lún sâu xuống cát khi: a) Viên gạch càng nặng.
b) Viên gạch càng nặng và mặt bị ép có diện tích càng lớn. c) Viên gạch càng nặng và mặt bị ép có diện tích càng nhỏ.
Câu 13: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng:
a) Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. b) Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. c) Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
d) Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 14: Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không ?
a) Không, vì độ cao của chất lỏng ở hai bình bằng nhau. b) Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
c) Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
d) Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra: a) Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.
b) Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li. c) Khi được bơm, lốp xe căng lên.
d) Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng. b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm. c) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi.
Câu 17: Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng dl thì:
a) Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > dl. b) Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lỏng khi
dv = dl
c) Vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm in tại đáy khi dv > dl.
d) Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2dl
Câu 18: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học: a) Một học sinh đang ngồi học bài.
b) Con bò đang kéo một chiếc xe đi trên đường. c) Người lực sĩ đang nâng quả tạ ở tư thế đứng thẳng.
d) Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách đang bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng: a) Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.
b) Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.
c) Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi. d) Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.