Quy trình xây dựng, sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện 1 Quy trình xây dựng

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 28 - 31)

1.5.1. Quy trình xây dựng

Để xây dựng hệ thống bài tập nghịch lí và ngụy biện ta dựa vào các căn cứ: - Chương trình, SGK, SGV vật lý THCS, sách tham khảo.

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lý.

- Những kinh nghiệm, hiểu biết của GV cũng như của HS về các hiện tượng vật lý liên quan đến thực tiễn.

Cũng như các dạng bài tập khác để có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của HS, bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện cần đảm bảo một số nguyên tắc chung sau [15]:

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học.

Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện là phương tiện để tổ chức các hoạt động của HS trong quá trình dạy học nhằm các mục đích khác nhau, vì vậy nó phải bám sát mục tiêu, góp phần hoàn thiện mục tiêu môn học.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng.

Mỗi hiện tượng, sự vật, quá trình trong thế giới khách quan không tồn tại dưới dạng biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, hệ thống các bài tập khi xây dựng phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ sung cho nhau. Mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định, toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành một hệ thống kĩ năng đồng bộ cho người học trong quá trình dạy học.

Hệ thống bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú, phản ánh được tính đa dạng, phức tạp trong hoạt động giáo dục của người GV.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy được tính tích cực của HS.

Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến sáng tạo. Ban đầu là những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo.

Khi xây dựng hệ thống bài tập nghịch lý và ngụy biện cần chọn một số lượng vừa phải, các bài tập chọn phải điển hình với mức độ khó khăn và phức tạp khác nhau, và nằm trong chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng.

Việc tổ chức hoạt động dạy học cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, chống lại thói

quen học tập thụ động, phải hướng vào nhu cầu, hứng thú, khả năng của người học với mục đích cao nhất là phát huy năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện đưa ra phải chứa tình huống có vấn đề và người học có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải phù hợp với nội dung tiến trình dạy học.

Sự phù hợp này thể hiện ở các mặt :

+ Phù hợp với mục tiêu môn học, phần học, bài học để từ đó xác định nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết của chương trình dạy học .

+ Phù hợp với thời gian cho phép của một tiết dạy (45 phút) vì thế số lượng và yêu cầu mỗi bài tập luôn phải phù hợp với khả năng của các em .

+ Phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục của từng vùng miền.

Ngoài các nguyên tắc chung thì bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện còn phải có một số nguyên tắc đặc thù riêng để có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của HS:

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện được xây dựng dựa trên những sai lầm thường gặp của HS khi học một kiến thức vật lý nào đó [19].

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện được xây dựng từ những bài toán vật lý quen thuộc sau đó sử dụng biện pháp so sánh hoặc lời giải, hoặc thí nghiệm, hoặc ngôn ngữ viết … để bộc lộ ra sự mâu thuẫn trong bài toán từ đó đòi hỏi phải giải quyết [19].

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện thường có dữ kiện xuất phát từ thực tế đời sống, kĩ thuật hằng ngày, phải gắn liền với những hiện tượng thực tế gần gũi với HS. Qua đó mới phát huy sự hứng thú học tập của HS. Nhưng cần lưu ý các kiến thức này phải có trong nội dung dạy học.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải hướng HS vào suy nghĩ độc lập, giúp các em tự tìm tòi, phát hiện.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải phát huy tính sáng tạo của HS, những bài tập ở mức sáng tạo sẽ phát huy được khả năng vận dụng kiến thức của HS trong những tình huống mới.

- Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện phải có tính cập nhật qua đó rèn luyện cho HS kĩ năng thu thập, xử lí và vận dụng thông tin vào trong những điều kiện cụ thể thực tế.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên, quy trình xây dựng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện được biểu diễn trong sơ đồ hình 1.1.

GV giao nhiệm vụ GV

HS giải … thu thập

Hình 1.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w