Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào việc củng cố, khắc sâu kiến thức

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 51 - 54)

- 45% HS nhầm lẫn giữa hai khái niệm áp suất và áp lực.

2.5.2. Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào việc củng cố, khắc sâu kiến thức

Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào khoảng thời gian cuối tiết học nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học, đồng thời kịp thời phát hiện và khắc phục quan niệm sai lầm cho HS.

Vì sự nghịch lý và ngụy biện trong bài tập nghịch lý và ngụy biện đôi khi diễn ra hết sức tinh vi, rất khó nhận thấy được. Vì vậy, để giúp HS nhận thức đúng vấn đề ta thường phải đi phân tích các phương án trả lời kết hợp với dữ kiện trong bài tập để HS nhận ra được suy luận nào là logic để lựa chọn, bác bỏ các suy luận mang tính nghịch lý và ngụy biện. Vì vậy, tư duy logic của các em cũng được rèn luyện thông qua loại bài tập này.

Ví dụ 1: (Bài 13)

Sau khi học xong khái niệm “Vận tốc trung bình” GV có thể cho các em tập dượt bằng một bài tập ngụy biện.

Một xe khách chuyển động thẳng đều từ Hà Tĩnh đến Vinh với vận tộc 30 km/h, từ Vinh đến Hà Nội với vận tốc 50 km/h. Xác định vận tốc trung bình của xe khách từ Hà Tĩnh đến Hà Nội?

Bạn A: Theo quy tắc tìm giá trị trung bình, ta được:

Bạn B: Theo công thức xác định vận tốc trung bình tb

s v t = Ta có: Ai đúng? Tại sao? Câu hỏi hướng dẫn:

- Hãy xác định các đại lượng có mặt trong công thức đó? - Tính vận tốc trung bình?

- Trung bình các vận tốc được tính thế nào?

- Trung bình vận tốc và vận tốc trung bình có phải cùng một khái niệm không? -Vận tốc trung bình bằng trung bình vận tốc 1 2 2 tb v v v = + khi nào?

Sau khi giải bài tập này, HS sẽ tự nhận thấy kiến thức đúng và phân biệt rõ được hai khái niệm này.

Như vậy, kiến thức về vận tốc trung bình ở đây không chỉ được củng cố, khắc sâu mà còn được mở rộng và nhấn mạnh.

Ví dụ 2: (Bài 7)

Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây thừng đi 90o. Ta đã biết rằng, nếu lực vuông góc với phương chuyển động thì công của lực đó bằng không. Trong khi đó, để làm cho vật dịch chuyển nhờ ròng rọc con người vẫn thực hiện một công, mặc dù sử dụng một lực vuông góc với phương chuyển động của vật. Biết rằng dây không dãn. Hãy giải thích điều mâu thuẫn đó?

Câu hỏi hướng dẫn:

- Biểu diễn lực tác dụng lên vật?

- Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại đâu? - So sánh độ lớn lực và lực ?

- Hướng của lực tác dụng lên vật? - Vậy người có thực hiện công không?

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w