Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 75 - 76)

I. Khi nào có công cơ học?

3.4.1. Đánh giá định tính

Chúng tôi tiến hành đánh giá định tính thông qua điều tra HS và quan sát không khí của lớp học.

Kết quả thu được từ phiếu điều tra quan niệm của HS ở lớp TN so sánh với lớp ĐC (đã đề cập ở mục 2.4.1):

- Số HS không chọn mốc (hệ quy chiếu) khi nhận định một vật đứng yên hay chuyển động giảm từ 46% xuống 9%.

- Số HS nhầm lẫn khái niệm vận tốc trung bình và trung bình vận tốc giảm từ 85% xuống 16%.

- Số HS cho rằng lực là nguyên nhân gây ra chuyển động giảm từ 86% xuống 18%.

- Số HS cho rằng một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực thì vật thay đổi vận tốc giảm từ 53% xuống 11%.

- Số HS nhầm lẫn giữa hai khái niệm áp suất và áp lực giảm từ 45% xuống 8%.

- Số HS không phân biệt được khái niệm “Công cơ học” với “Công” trong đời sống giảm từ 48% xuống 10%.

Kết hợp với quan sát không khí của các lớp học, chúng tôi rút ra nhận xét: - Đối với lớp TN:

+ HS có khả năng khắc phục các quan niệm sai tốt hơn lớp ĐC. Việc dạy học có sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện đã tạo nên môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa các HS với nhau, kích thích HS không chỉ ham học mà còn mong muốn khám phá tri thức khoa học.

+ Hệ thống bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện đã xây dựng có mức độ khó trung bình nên phù hợp với phần lớn HS có năng lực trung bình trở lên.

+ Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào dạy học kích thích hứng thú học tập, sự say mê tìm tòi của HS. Thông qua việc giải các bài tập nghịch lý và ngụy biện, HS đã được bồi dưỡng năng lực tư duy logic và nắm chắc các kiến thức khoa học.

- Đối với lớp ĐC:

+ Ở lớp ĐC, việc giải bài tập vật lý nghịch lý – ngụy biện đối với các em là khó khăn, chỉ có một số HS có năng lực khá, giỏi mới có thể giải được loại bài tập này.

+ Việc giải bài tập luyện tập chỉ có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, mà không tạo nên không khí học tập sôi nổi, kích thích H S phát triển, bồi dưỡng tình yêu vật lý như bài tập nghịch lý – ngụy biện.

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w