PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHỊCH LÝ VÀ NGỤY BIỆN VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 91 - 94)

I. Khi nào có công cơ học?

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHỊCH LÝ VÀ NGỤY BIỆN VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

NGỤY BIỆN VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Để có cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây. Xin trân trọng cảm ơn thầy (cô) về việc đóng góp những ý kiến quý báu!

Câu 1: Thầy (cô) chọn một phương án mà mình thường làm: a) Chỉ dạy cho HS những bài tập có trong SGK và SBT.

b) Có đưa thêm 1 đến 2 bài tập mỗi tuần ngoài bài tập SGK và SBT vào dạy ở lớp.

c) Có đưa thêm 1 đến 2 bài tập mỗi tuần ngoài bài tập SGK và SBT vào dạy thêm ở trường.

d) Có đưa thêm nhiều hơn 2 bài tập khác SGK và SBT vào dạy ở trường.

e) Thường xuyên dưa vào tiết dạy những bài tập ngoài SGK và SBT, kể cả trong 45 phút dạy chính thức.

f) T hường xuyên cập nhật những bài tập hay, mới phù hợp với từng phần kiến thức đã học vào cả dạy chính và dạy bồi dường ở trường.

Câu 2: Theo Thầy (cô) bài tập nghịch lý và ngụy biện là:

a) Bài tập có suy luận logic phức tạp, đòi hỏi HS phải có kiến thức toán học khá, giỏi.

b) Bài tập không trực tiếp chỉ dẫn angorit giải, không thể chỉ giải được bằng suy luận lôgic bình thường.

c) Bài tập vật lý mang tính nghịch lý là n h ữ n g b à i t ậ p được soạn thảo dựa trên những định luật cơ bản của vật lý, phương pháp trình bày các định luật đó. Bài tập vật lý mang tính ngụy biện là những bài tập được soạn thảo dựa trên những suy luận sai của HS.

d) Ý kiến khác

Câu 3: Thầy (cô) đã từng biên soạn hoặc phát triển bài tập SGK hoặc SBT thành những bài tập nghịch lý và ngụy biện để dạy cho HS hay không?

a) Chưa bao giờ.

b) Không cần thiết, vì chỉ cần chọn một số bài tập khó trong sách tham khảo là được.

c) Đã từng làm, nhưng rất khó.

d) Có tìm được một số bài tập nhưng sử dụng chúng trong dạy học rất mất thời gian, không thể dạy loại bài tập loại này chỉ trong vòng 45 phút ở lớp được.

e) Ý kiến khác.

...

Câu 4: Để giúp HS tự lực phát hiện một vấn đề mới trong bài học, thầy (cô) thường lựa chọn cách nào dưới đây?

a) Yêu cầu HS đọc phần nêu vấn đề trong SGK, rồi GV chỉ ra vấn đề cần nghiên cứu.

b) GV tự giới thiệu vấn đề bằng lời nói như SGK.

c) GV tự giới thiệu vấn đề bằng một tình huống thực tiễn không theo SGK.

d) GV nêu một tình huống trong thực tế hoặc dưới dạng một bài tập, đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời và tự tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.

e) Cách làm khác

...

Câu 5: Thầy (cô) hãy sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần các nguyên nhân dẫn đến việc dạy học ít sử dụng bài tập nghịch lý và ngụy biện trong dạy học vật lí:

a) SGK và SBT kể cả sách tham khảo có rất ít bài tập nghịch lý –ngụy biện để GV có thể sử dụng.

b) Xây dựng bài tập nghịch lý – ngụy biện khá khó, mất rất nhiều thời gian.

bài tập nghịch lý – ngụy biện vào các tiết dạy lí thuyết trên lớp.

d) Bài tập nghịch lý – ngụy biện chỉ dạy được cho HS khá giỏi, HS ở các lớp chuyên chọn, không phù hợp với những HS có năng lực trung bình.

Câu 6: Quan niệm riêng của HS là: a) Là sự hiểu biết của mỗi cá nhân HS.

b) Là sự hiểu biết của mỗi HS về những hiện tượng, sự vật, khái niệm trong tự nhiên.

c) Là sự hiểu biết về những quan niệm, hiện tượng, quá trình vật lý mà HS đã có sẵn trước khi nghiên cứu chúng trong giờ học. Quan niệm riêng của HS thường rất bền vững và bảo thủ, rất nhiều quan niệm riêng sai.

d) Ý kiến khác.

...

Câu 7: Theo các thầy (cô) quan niệm riêng của HS có vai trò như thế nào trong quá trình dạy học?

a) Không cần thiết.

b) Là tiền đề cho quá trình dạy học.

c) Là vật cản trên con đường nhận thức sự vật, hiện tượng. d) Ý kiến khác.

...

Câu 8: Sử dụng bài tập nghịch lý – ngụy biện mang lại lợi ích nào: a) Làm tăng tích tích cực, kích thích hứng thú hoc tập của HS. b) Phát hiện và khắc phục quan niệm sai của HS.

c) Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. d) Kiểm tra, đánh giá.

e) Tất cả các phương án trên.

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w