Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào việc xây dựng kiến thức mớ

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 50 - 51)

- 45% HS nhầm lẫn giữa hai khái niệm áp suất và áp lực.

2.5.1. Sử dụng bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện vào việc xây dựng kiến thức mớ

kiến thức mới

Bài tập vật lý nghịch lý và ngụy biện có thể tạo ra được một cầu logic để đi từ những kiến thức cũ sang kiến thức mới, nêu lên được những mâu thuẫn giữa những điều đã biết và điều chưa biết. Một khi đã nảy sinh mâu thuẫn đòi hỏi HS phải suy nghĩ và phán đoán. Thông qua bài tập nghịch lý và ngụy biện đặt HS vào tình huống có vấn đề, tạo ra trong tư duy của các em sự xung đột tâm lý giữa những cái đã có và những gì đang diễn ra, kích thích trí tò mò, thôi thúc các em tìm câu trả lời bằng cách bước vào bài học mới.

Ví dụ 1: (Bài 2)

Ta biết rằng, Mặt Trời đứng yên và Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời . Khi nói, Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên hay không. Giải thích điều mâu thuẫn trên?

Bài học hôm nay “Chuyển động cơ học” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.

Ví dụ 2: (Bài 14)

Xe sắp đi qua một đoạn đường đất mềm, bác tài xế ô tô đang lo lắng thì nhìn thấy phía trước một chiếc xe kéo nặng nề đang vượt qua đoạn đường đó một cách an toàn. Bác yên tâm cho xe tiến về phía trước, đi được một đoạn ô tô bị sa lầy. Vậy tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính đoạn đường này? Giải thích điều mâu thuẫn trên?

Bài học hôm nay “Áp suất” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Ví dụ 3: (Bài 3)

Vừa to vừa nặng hơn kim Thế mà tàu nổi, kim chìm! Tại sao?

Bài học về “Sự nổi” hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Ví dụ 4: (Bài 4)

A phàn nàn với B: Sáng nay mình mất 2 tiếng đồng hồ đứng chờ ngoài bến xe tốn bao nhiêu công mà không bắt được xe đi Huế.

B: Cậu có làm gì đâu mà tốn công.

A: Sao lại không? Tớ đứng chờ cả mấy tiếng đồng hồ còn gì. B: Cậu chỉ đứng một chỗ không tốn tí công nào cả.

Theo em, ai đúng, ai sai? Tại sao?

Bài học hôm nay “Công cơ học” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Một phần của tài liệu Khắc phục một số quan điểm sai của học sinh trong dạy học cơ học lớp 8 THCS bằng bài tập nghịch lí và ngụy biện (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w