4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp, vì dự toán này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trƣờng. Tiêu thụ đƣợc đánh giá là khâu thể hiện chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, về mặt lý thuyết tất cả các dự toán khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựa vào Dự toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ chi phối đến các dự toán khác, nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của dự toán tổng thể doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ đƣợc lập dựa trên dự báo tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin về chủng loại, số lƣợng hàng bán, giá bán và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Những yếu tố thƣờng đƣợc xem xét khi dự báo tiêu thụ đó là khối lƣợng tiêu thụ của kỳ trƣớc, các đơn đặt hàng chƣa thực hiện, chính sách giá trong tƣơng lai cùng với các chiến lƣợc tiếp thị để mở rộng thị trƣờng, mức tăng trƣởng của nền kinh tế, vấn đề công ăn việc làm, thu nhập bình quân đầu ngƣời, sức mua của ngƣời dân…
Ngoài ra, Dự toán tiêu thụ còn dự báo cả mức bán hàng thu tiền và bán hàng tín dụng, cũng nhƣ các phƣơng thức tiêu thụ. Khi lập Dự toán tiêu thụ, các nhà quản lý cần xem xét ảnh hƣởng chi phí marketing đến hoạt động tiêu thụ tại doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh hoặc marketing có trách nhiệm trực tiếp đến việc lập Dự toán tiêu thụ.
Sau khi xác lập mục tiêu chung của Dự toán tiêu thụ, dự toán còn có trách nhiệm chi tiết hóa nhiệm vụ cho từng thời kỳ, từng bộ phận. Việc xem xét khối lƣợng tiêu thụ theo thời kỳ còn dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng bởi tính thời vụ thì khi xây dựng phải tính đến tính thời vụ trong các phƣơng pháp dự báo. Một trong
Dự toán doanh thu = Dự toán sản phẩm tiêu thụ X Đơn giá bán theo dự toán
những phƣơng tiện giúp đỡ cho các dự báo này là việc phân tích dữ liệu quá khứ theo luồng đƣợc thành lập dựa trên nhiều thời kỳ khác nhau.
Trên cơ sở mục tiêu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp, Dự toán tiêu thụ phải đƣợc lập cụ thể theo từng vùng, theo từng bộ phận, từng sản phẩm. Nhƣ vậy, nó không những giúp đỡ nhà quản trị trong việc tổ chức thực hiện mà còn cho phép đánh giá kết quả và thành tích của các vùng khi so sánh kết quả thực hiện và mục tiêu đạt đƣợc. Khi lập Dự toán tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp để ƣớc tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ khác nhau [12].
1.2.2.
Sau khi xác định khối lƣợng tiêu thụ, các yêu cầu sản xuất cho kỳ kế hoạch tới có thể đƣợc quyết định và tập hợp thành Dự toán sản xuất. Việc xây dựng Dự toán sản xuất nhằm xác định số lƣợng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ đến. Khối lƣợng sản phẩm sản xuất không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ mà còn phải đáp ứng nhu cầu tồn kho cuối kỳ. Nhƣ vậy, số lƣợng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là [12]:
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm nhận tất cả nhu cầu, điều đó còn tùy thuộc vào khả năng sản xuất trên cơ sở năng lực hiện tại của chúng. Do vậy:
Khối lƣợng sản xuất dự toán = Min {Khối lƣợng sản xuất yêu cầu; Khối lƣợng sản xuất theo khả năng}
Số lƣợng SP cần sản xuất trong kỳ = Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ + Số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán _