1. CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ A Hiện tượng cảm ứng điện từ- các định luật của hiện tượng cảm ứng điện từ- ứng dụng. A1 Hiện tượng cảm ứng điện từ A11(B)
** Câu 1 (Trong bài phân tích là câu 8):Đặt khung dây N vòng, mỗi vòng có diện tích S vào một từ trường đều có cảm ứng từ Bsong song với trục quay của khung. Cho khung quay đều quanh trục với vận tốc góc. Biểu thức nào mô tả biên độ suất điện động xuất hiện trong khung dây?
A. E0 NBS . B. E0 NBS. C. E0 BS N . D. Tất cảđều sai. A12(B)
** Câu 2 (3): Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ.
A. Một mạch kín chuyển động đều trong từ trường đều thì xuất hiện dòng điện cảm ứng. B. Khi từ thông qua một đoạn dây dẫn biến thiên thì trong đoạn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Nếu số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua một mạch kín cho trước thay đổi thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Bản chất của dòng điện cảm ứng không phải là dòng chuyển động có hướng của các điện tích trong mạch mà là sự biến thiên của từ thông qua mạch.
A13(H)
** Câu 3 (27): Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:
A. Lực điện trường tác dụng lên electron làm các electron dịch chuyển từđầu này sang đầu kia của thanh.
B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đặt trong từ trường làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
C. Lực Loren tác dụng lên electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh. D. Hiệu ứng Hall. A2 Cách làm phát sinh dòng điện cảm ứng A21(H) ** Câu 4 (40): Chọn phát biểu đúng.
A. Lưu thông của điện trường dọc theo đường cong kín cho ta suất điện động cảm ứng trong mạch đó.
B. Mạch điện không phải là nguyên nhân gây nên điện trường xoáy mà chỉ đóng vai trò giúp ta phát hiện sự có mặt của điện trường xoáy.
C. Khi ta đặt vật dẫn trong từ trường thì trong vật dẫn xuất hiện những dòng điện cảm ứng khép kín gọi là dòng Fuco.
D. Khung dây dẫn đứng yên trong từ trường biến thiên thì trong khung có xuất hiện một dòng điện cảm ứng, chứng tỏ đã có những lực lạ tác dụng lên điện tích, lực lạ đó chính là lực từ.
A22(H)
** Câu 5 (1): Phát biểu nào sau đây về dòng điện cảm ứng là không đúng ?
A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh 1 trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh 1 trục đối xứng OO’ vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh 1 trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. a và c không đúng.
** Câu 6 (2): Khungdây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình 5. Ngoài vùng MNPQ có từ trường không đều. Khung chuyển động đều dọc theo hai đường xx’,yy’. Trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:
A. Khung đang chuyển động ngoài vùng MNPQ. B. Khung đang chuyển động từ trong vùng MNPQ ra ngoài.
C. Khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng MNPQ. D. Tất cả các trường hợp trên. A23(B) ** Câu 7 (7): Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu một mạch kín có dòng điện cảm ứng thì chắc chắn mạch kín đó phải đặt trong từ trường biến thiên.
B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với từ trường ban đầu.
C. Một đoạn dây dẫn AB chuyển động song song với các đường cảm ứng từ thì hai đầu thanh xuất hiện các điện tích trái dấu.
D. Muốn có dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng thì ta phải tốn một năng lượng để chuyển năng lượng đó thành năng lượng điện.
A3Định luật Lenxo- Định luật Faraday. A31(B)
** Câu 8 (23): Chọn phát biểu sai.
A. Năng lượng của từ trường trong ống dây trong hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch đã chuyển toàn bộ thành công của dòng điện trong mạch.
B. Chỉ có nơi nào trong không gian có từ trường thì nơi đó mới có năng lượng từ trường. C. Từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều ngược với từ trường ban đầu.
D. Năng lượng của dòng điện trong mạch làm đèn lóe sáng lên trong hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch là do năng lượng của từ trường của ống dây.
A32(AD)
** Câu 9 (4): Cho thanh AB chuyển động với vận tốc v =2m/s trên hai dây dẫn ( hình 6 ) trong từ trường đều B = 0,5T có các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây dẫn.
chiều của dòng điện cảm ứng trên AB:
A. 0,1A từ A đến B. B. 10A từ A đến B. C. 0,1A từ B đến A. D. 10A từ B đến A.
** Câu 10 (6): Thanh AB có khối lượng m, có thể trượt không ma sát trên hai dây kim loại rất dài, được nối với thanh A’B’ có điện trở R (Hình 7). Điện trở thanh AB và các dây dẫn không đáng kể. Hỏi thanh AB chuyển động như thế nào?
A. Chuyển động nhanh dần, sau đó chuyển động đều với vận tốc v = mgR2 2
B l .
B. Chuyển động nhanh dần với gia tốc g =9,8m/s2. C. Chuyển động đều với vận tốc v = 2 22
2
mg R B l .
D. Chuyển động nhanh dần, sau đó chuyển động đều với vận tốc v = 2 22 2
mg R
B l rồi chuyển động chậm dần và dừng lại.
A33(AD)
** Câu 11 (49): Khung dây tròn đặt trên mặt bàn nằm ngang. Từ trường B biến thiên nhưng đường cảm ứng từ luôn vuông góc với mặt bàn và hướng lên. Dòng điện cảm ứng trong khung dây sẽ có chiều:
A. cùng chiều kim đồng hồ nếu B tăng. B. cùng chiều kim đồng hồ nếu B giảm. C. ngược chiều kim đồng hồ nếu B giảm. D. có hai câu đúng.
A34(AD)
** Câu 12 (15): Từ thông qua vòng dây tròn tăng theo hệ thức: 6t2 7t 1(Wb), trong đó t là thời gian tính bằng giây. Tìm suất điện động cảm ứng trên vòng dây khi t = 2s. A. 39 vôn. B. 19 vôn. C. 31 vôn. D. 38 vôn.
** Câu 13 (16): Cho khung dây chữ nhật có kích thước 10cm20cm quay đều trong từ trường đều B = 1T sao cho vuông góc với trục của chúng. Vận tốc góc là = 10 vòng/giây. Tính hiệu điện thế cực đại ở hai đầu khung dây, biết khung dây có 50 vòng. A. 62,8V. B. 10V. C. 100V. D. 6,28V.
** Câu 14 (17): Cho một cuộn dây có tiết diện 3,46cm2 gồm 130 vòng. Cuộn dây được đặt tại trục của một ống dây dài vô hạn có 220 vòng/cm. Biết trục của hai cuộn dây trùng nhau. Dòng điên qua ống dây có cường độ giảm từ 1,5A về 0, đổi chiều rồi tăng đến 1,5A với tốc độ không đổi và kéo dài trong 50ms. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.
A. 37,5mV. B. 50,5mV. C. 75mV. D. 101mV.
** Câu 15 (48): Một khung dây đặt trong từ trường đều có trục vuông góc với cảm úng từB. Quay khung sao cho sau 0,5s pháp tuyến của khung quay được góc 1800. Suất điện động hiệu dụng thu được là 220V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là 495 (mWb). Khung dây có bao nhiêu vòng?
A. 50 vòng. B. 100 vòng. C. 200 vòng. D. 300 vòng.
A4: Ứng dụng.
A41(B)
** Câu 16 (26): Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào: A.Khung dây quay trong điện trường.
B.Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C.Khung dây chuyển động trong từ trường. D. Hiện tượng tự cảm.
A42(B)
** Câu 17 (5): Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế là: A. Lõi của máy biến thếđược cấu tạo bằng một khối thép đặc.
B. Lõi của máy biến thếđược cấu tạo bởi các là thép mỏng ghép cách điện với nhau. C. Tăng số vòng dây của máy biến thế.
D. Sơn phủ lên máy biến thế một lớp sơn cách điện.