D. khi dòng điện qua nó có cường độ là 1A thì trong một đơn vị thời gian dòng điện này sinh ra một từ thông là 1Wb.
18/ Chọn phát biểu sai.
A. Công thực hiện khi kéo khung dây ra khỏi vùng có từ trường biến thành nhiệt tỏa ra trên khung.
B. Trong hiện tượng tự cảm, độ lớn của dòng điện trong mạch không ảnh hưởng đến độ lớn của suất điện động cảm ứng.
C. Độ tự cảm phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, bản chất của môi trường từ môi trong ống dây.
D. Năng lượng của dòng điện trong mạch làm đèn lóe sáng lên trong hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch là do năng lượng của điện từ trường của ống dây.
PTTKS: Câu này kiểm tra mức độ hiểu bài của SV về hiện tượng tự cảm.
- Khi ta tốn một công để kéo khung dây ra khỏi vùng có từ trường thì trên khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Theo hiệu ứng Jun- Lenxo, năng lượng của các dòng bị mất đi dưới dạng nhiệt Q RI t 2 tỏa ra trên khung.
- Mồi nhử B sẽ có khả năng thu hút nhất. Do SV quen với biểu thức tính suất điện động cảm ứng : c L I
t
nên họ cho rằng độ lớn suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào độ
lớn của dòng điện trong mạch. Nhưng thực chất độ lớn của dòng điện không ảnh hưởng mà độ biến thiên của dòng điện mới ảnh hưởng. Nếu dòng điện lớn mà biến thiên chậm thì suất điện động cảm cũng không lớn.
- Mồi nhử C rất dễ phất hiện vì trong quá trình học họđược giảng viên nói kĩ, chỉ cần xem bài là có thể nhớđược các ý.
- D sai vì năng lượng của dòng điện trong mạch làm đèn lóe sáng lên trong hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch là do năng lượng của “từ trường” của ống dây chứ không phải là năng lượng điện từ trường ( gồm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường).
Lua chon A B C D* Missing
Tan so : 25 54 8 11 0 Ti le % : 25.5 55.1 8.2 11.2
Pt-biserial : -0.10 0.01 -0.18 0.27 Muc xacsuat : NS NS NS <.01
Lua chon A B C D* Missing
Tan so : 9 17 2 8 0 Ti le % : 25.0 47.2 5.6 22.2 Pt-biserial : 0.37 -0.41 0.13 0.04 Muc xacsuat : <.05 <.05 NS NS PTSKS: Lần 1 Lần 2 Độ phân cách Tạm được Kém Độ khó Câu này khó với trình độ SV
- Mồi nhử B phát huy tác dụng rất tôt trong hai lần KS, có khoảng 55% SV chọn nó. B có độ phân cách xấp xỉ bằng không trong lần KS 1, chứng tỏ các SV đánh sai thuộc nhóm thấp và nhóm cao là tương đương nhau . Tuy nhiên B có độ phân cách âm rất cao trong lần KS 2 nên có thể nói số SV nhóm cao lần này hiểu và phân tích được mồi nhử B.
- Mồi nhử A cũng thu hút không kém
+ Lần 2: phần lớn là các SV thuộc nhóm cao vì có độ phân cách dương. Họ chọn A vì không nhớ được hiệu ứng Jun- Lenxo. Và họ còn nghĩ rằng không nhất thiết phải tốn công kéo khung dây mới sinh ra dòng điện cảm ứng.
- C tỏ ra kém hiệu quả trong cả hai lần KS vì đa số các bạn nhớđược kết luận này. Những ai chọn C là những bạn không chuẩn bị bài tốt.
- Đây là câu hỏi khó đòi hỏi suy luận nhiều và phải hiểu vấn đề. Bên cạnh đó nếu SV không đọc kĩ D thì rất dễ nhầm lẫn. Có thể nói trong lần KS 2, số SV nhóm cao hơi chủ quan, hầu hết bị A thu hút nên không chọn đúng. Trong cả hai lần KS, chỉ có khoảng 10% -20% SV chọn đúng.
- Theo chúng tôi, câu này cần phải sửa chữa lại và tiếp tục KS, nếu kết quả KS tốt mới có thể sử dụng được.
19/ Tính tiết diện ngang của một ống dây thẳng dài l = 50cm, độ tự cảm L= 4.10-7H, cường độ dòng điện chạy trong ống là 1A, mật độ năng lượng từ trường của nó là 10-3 J/m3. Coi độ dòng điện chạy trong ống là 1A, mật độ năng lượng từ trường của nó là 10-3 J/m3. Coi ống dây rất dài.
A. 2cm2. B. 4cm2. C. 0,02cm2. D. 0,04cm2. PTTKS: Câu này yêu cầu SV áp dụng biểu thức tính mật độ năng lượng từ trường: