Sử dụng bài tập định tính trong tiết học ôn tập tổng kết chương theo

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 72 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Sử dụng bài tập định tính trong tiết học ôn tập tổng kết chương theo

hướng bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh

Ôn tập tổng kết chương là hoạt động nhằm hệ thống hóa, củng cố, mở rộng và đào sâu kiến thức toàn chương. Qua đó, HS thấy được mối liên hệ logic các kiến thức trong chương. Việc sử dụng BTĐT khi ôn tập tổng kết chương giúp HS dễ dàng liên kết chuỗi kiến thức trong chương để trình bày lập luận cũng như giải thích hiện tượng một cách logic và đầy đủ ý nghĩa. Điều đó rất có tác dụng trong việc bồi dưỡng TDLG cho HS.

Như vậy, trong tiết ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức cho HS cần phải có những BTĐT thích hợp xen kẽ với các BTĐL một cách phù hợp để có thể xâu chuỗi các kiến thức trong chương một cách hiệu quả.

Dưới đây là kế hoạch dạy học được thiết kế theo tinh thần nêu trên.

Ôn tập tổng kết chương VI – CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. Ý tưởng sư phạm

Sau khi học chương VI - “Cơ sở của nhiệt động lực học” học sinh cần phải thấy được sự liên quan logic giữa các kiến thức trọng tâm trong chương, cũng xâu chuỗi được những kiến thức trọng tâm đó.

Ngoài các bài tập trắc nghiệm và BTĐL ở SGK, BTĐT được đưa thêm vào với các mục đích giúp hệ thống, củng cố các kiến thức liên quan và bồi dưỡng

TDLG cho HS.

BTĐT được đưa vào kế hoạch dạy học với các chức năng: + Bồi dưỡng ngôn ngữ cho HS: BT 6, BT 15

+ Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: BT 26, BT 27 + Bồi dưỡng kỹ năng suy luận logic : BT 46; BT 47

+ Bồi dưỡng kỹ năng phân tích bản chất vật lý: BT 65

II. Mục tiêu dạy học Kiến thức

- Củng cố, khắc sâu kiến thức chương VI - Cơ sở của nhiệt động lực học.

Kỹ năng

- Vận dụng được kiến thức của chương vào giải một số bài tập và giải thích một số hiện tượng có liên quan.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, lập luận, qua đó bồi dưỡng TDLG.

Thái độ

- Có thái độ thích thú và say mê với môn Vật lý.

- Tích cực hợp tác với bạn bè để hoạt động nhóm, trao đổi giải bài tập. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, sáng tạo trong học tập.

- Thấy được những điều lý thú mà Vật lý mang tới, cũng như những ứng dụng thiết thực của Vật lý trong đời sống và trong kĩ thuật

III. Chuẩn bị

- Giáo viên: Phát phiếu học tập cho học sinh.

- Học sinh: Xem lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương.

IV. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức liên quan (10 phút)

GV: Nêu các câu hỏi để hệ thống các kiến thức của chương:

Câu 1. Nội năng? Nội năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào yếu tố nào? Các cách làm thay đổi nội năng?

nguyên lý?

Câu 3. Nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt? Viết biểu thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt?

HS: Trả lời các câu hỏi của GV

GV: Ghi tóm tắt các câu trả lời lên bảng

Hoạt động 2: Giải các bài tập (30 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

GV gọi HS lên bảng trình bày bài giải BT 7 trang 173 SGK và BT 8 trang 180 SGK

Trong khi HS giải BT trên bảng GV gọi HS khác đứng tại chỗ lập luận trả lời BTTN 4, 5, 6 trang 173

HS được gọi tên lên bảng giải BT:

Bài 7 trang173

Khi có sự cân bằng nhiệt, ta có: cs.ms(t2 - t) = cN.mN(t - t1) + cn.mn(t - t1) => t = n n N N s s n n N N s s m c m c m c t m c t m c t m c + + + + 1 1 2 = 25oC Bài 8 trang 180

Độ biến thiên nội năng của khí : Nội năng của vật U(T,V) Động năng của các phân tử Truyền nhiệt Phụ thuộc nhiệt độ (T) của vật Thế năng của các phân tử Phụ thuộc thể tích (V) của vật Chương VI: Cơ sở của nhiệt

động lực học Nội năng và sự biến đổi nội năng Các nguyên lí của nhiệt động lực học Các ứng dụng thực tế Biến thiên nội n tr trình biến đổi trạng thái và các định luật chất khí Thực hiện công Nhiệt lượng: ∆U = Q = mc∆t Nguyên lí I Nguyên lí II ∆U = A + Q 1 2 1 2 1 1 1 A Q Q T T H Q Q T − − = = ≈

Quy ước dấu

Động cơ nhiệt Máy lạnh

và BT 3, 4, 5 trang 180 SGK;

Mời một HS khác nhận xét các BT 7, 8 đã giải trên bảng. Sửa những chỗ mà HS lập luận sai.

Nêu BT 15 Cho các HS suy nghĩ và gọi HS đứng tại chỗ trả lời

BT 15:“Gió Lào nóng lắm ai ơi! Đừng vào đón gió mà rơi má hồng”

Tại sao gió lào lại khô nóng làm người ta khiếp sợ đến thế? Hãy dùng các kiến thức đã học về các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí và các nguyên lý của Nhiệt động lực học để trả lời câu hỏi trên?

Gợi ý: Vì sao gọi là gió Lào? Vậy gió Lào truyền sang nước ta phải vượt qua dãy núi nào? Khi lên cao nhiệt độ, áp suất như thế nào? Kết quả khi vào nước ta gió đó như thế nào?

Gọi HS lên bảng trình bày lời giải của mình.

∆U = A + Q = - p. ∆V + Q

= - 8.106.0,5 + 6.106 = 2.106 (J) HS nhận xét bài giải trên bảng.

HS ghi lại bài giải theo hướng dẫn của GV.

Suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời BT 15

HS lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý của GV

HS dựa vào gợi ý của GV, trả lời BT

TL: Về mùa hè, gió Tây Nam thổi từ Lào sang gặp dãy Trường Sơn thì bốc

Mời một HS khác nhận xét lời giải. GV sửa những sai sót và hoàn chỉnh lời giải cho HS.

Nêu BT 26 Cho các HS suy nghĩ và gọi HS đứng tại chỗ trả lời

BT 26: Muốn đun nóng một quả cầu kim loại đến cùng một nhiệt độ trong trường hợp nào cần năng lượng lớn hơn: khi treo nó bằng sợi chỉ hay khi đặt nó trên giá? Coi rằng giá và sợi chỉ không hấp thụ năng lượng.

Gợi ý: Khi đun nóng một quả cầu kim loại sẽ có hiện tượng gì xẩy ra? Do đó độ cao trọng tâm của chúng có thay đổi không? Từ đó em hãy suy ra trong trường hợp nào tốn nhiều Nhiệt năng hơn? Gọi HS lên bảng trình bày lời giải của mình.

lên cao. Ở trên cao áp suất thấp nên không khí nở ra. Khi không khí nở ra, thực hiện công làm nội năng của nó giảm, nghĩa là nhiệt độ giảm. Do nhiệt độ giảm nên hơi nước trong không khí ngưng tụ gây ra mưa ở sườn phía Tây dãy Trường Sơn. Không khí trở nên khô ráo. Không khí khô vượt qua dãy Trường Sơn tràn xuống một số tỉnh đồng bằng miền Trung. Ở đồng bằng thì áp suất cao hơn nên không khí bị co lại, nó nhận công làm nội năng tăng, tức là nhiệt độ tăng. Do đó không khí trở nên khô nóng rất khó chịu.

Suy nghĩ, thảo luận và trả lời BT 26

HS lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý của GV

TL: Để đun nóng quả cầu đặt trên giá cần một năng lượng lớn hơn, vì khi giãn

Mời một HS khác nhận xét lời giải. GV sửa những sai sót và hoàn chỉnh lời giải cho HS.

Nêu BT 47 Cho các HS suy nghĩ

BT 47: Giả sử có một người muốn làm mát căn phòng của họ bằng cách đóng kín tất cả các cửa của căn phòng đó lại rồi mở cánh cửa tủ lạnh đặt trong phòng này ra. Bạn có tán thành cách làm mát phòng như thế này không? Lý giải ý kiến của bạn.

Gợi ý: Khi mở cửa tủ lạnh thì đâu là nguồn nóng, đâu là nguồn lạnh. Từ đó xác định xem căn phòng nóng lên hay lạnh đi.

Mời một HS khác nhận xét lời giải. GV sửa những sai sót và hoàn chỉnh lời giải cho HS.

nở (do nóng lên), trọng tâm của nó di chuyển lên trên nên cần phải tiêu tốn một nhiệt lượng nào đó để tăng thế năng của quả cầu. Đối với quả cầu treo thì khi đun nóng, trọng tâm của nó di chuyển xuống phía dưới. Lúc đó có một cơ năng nào đó đã chuyển thành nhiệt năng. Do đó để đun nóng quả cầu treo cần năng lượng nhỏ hơn.

Suy nghĩ, thảo luận và trả lời BT 47

Nghe GV hướng dẫn, tìm câu trả lời cho bài tập

TL: Khi tủ lạnh hoạt động thì căn phòng trở thành nguồn nóng, còn buồng lạnh của tủ là nguồn lạnh. Bộ phận làm lạnh của tủ lạnh sẽ phải làm việc quá tải, nó nhân năng lượng từ nguồn điện biến thành nội năng. Do đã đóng cửa kín mít nên nội năng tụ lại làm cho nhiệt độ trong phòng tăng lên.

Hoạt động 3: Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)

Củng cố kiến thức kỹ năng và cho HS, giao bài về nhà: BT 6, BT 27, BT 45, BT 46, BT 65.

Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 - 7 HS, các nhóm nộp báo cáo theo nhóm cho GV chấm điểm. Thời hạn trong vòng 2 ngày kể từ ngày học tiết bài tập.

Ghi lại các bài tập về nhà.

Ghi tên các bạn trong nhóm và phân công công việc cụ thể cho các bạn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 72 - 78)