Phân loại bài tập định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Phân loại bài tập định tính

Việc phân loại BTĐT có thể dựa trên những mục đích khác nhau và những tiêu chí khác nhau làm cơ sở phân loại. Tuy nhiên dù dựa trên những tiêu chí nào, mục đích nào đi nữa thì những sự phân loại đó cũng chỉ mang tính tương đối, vì trong bất kỳ một loại bài tập nào cũng chứa đựng những yếu tố của một loại bài tập khác. Chẳng hạn, ta có một số cách phân loại như sau:

- Dấu hiệu là nội dung kiến thức các phân môn của vật lý học, ta phân thành BTĐT cơ học, BTĐT nhiệt học, BTĐT điện học, BTĐT quang học ...

- Dấu hiệu là phương thức giải, ta phân thành BTĐT giải thích hiện tượng và BTĐT dự đoán hiện tượng, mô tả hiện tượng.

- Dấu hiệu là mức độ nhận thức, ta phân thành BTĐT tập dượt, BTĐT tổng hợp và BTĐT sáng tạo.

+ BTĐT tập dượt (ứng với các mức độ biết và hiểu), là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn giản (nếu có), HS chỉ cần nhớ và áp dụng một định luật, một quy tắc hay một phép suy luận logic là có thể giải quyết được.

Ví dụ: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? + BTĐT tổng hợp (ứng với các mức độ vận dụng, phân tích và tổng hợp), là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn giản (nếu có), HS phải áp dụng một chuỗi các phép suy luận logic dựa trên cơ sở của các định luật, quy tắc có liên quan mới có thể giải quyết được. Đòi hỏi HS phải phân tích, tổng hợp và tìm ra các biểu hiện để vận dụng kiến thức.

Ví dụ: Trạng thái cân bằng của chiếc cân đòn nhạy có bị phá vỡ không nếu một đầu cánh tay đòn của nó được nung nóng lên?

+ BTĐT sáng tạo (ứng với mức độ đánh giá), là loại bài tập mà khi giải, không chỉ dựa vào vốn kiến thức của mình về các quy tắc, định luật đã biết mà còn phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, bắt buộc HS phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, để tìm ra những phương án tốt nhất để giải quyết yêu cầu của đề bài, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.

Ví dụ: Một đoạn ống thủy tinh (AB) đặt nằm ngang, kín hai đầu và đã được rút hết không khí, bên trong có một giọt thủy ngân (T) nằm cân bằng

như hình 1.5. Điều gì sẽ xảy ra đối với giọt thủy ngân nếu ta dùng ngọn nến nung nóng một chút ở đúng vị trí của giọt thủy ngân.

- Trong luận văn này, dựa vào việc sử dụng BTĐT để bồi dưỡng TDLG cho HS, chúng tôi đã chia BTĐT thành các dạng: BTĐT bồi dưỡng ngôn ngữ cho HS, BTĐT bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy cho HS, BTĐT bồi dưỡng kỹ năng suy luận logic cho HS và BTĐT bồi dưỡng kỹ năng phân tích bản chất Vật lý cho HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w