Hệ thống bài tập định tính góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ (20 bài)

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 51 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Hệ thống bài tập định tính góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ (20 bài)

BT 1: Em hãy giải thích tại sao khói tan mất trong không khí? [22]

BT 2: Phương pháp làm thấm cacbon vào thép trong luyện kim dựa trên phương diện vật lý nào? [22]

BT 3: Vì sao quả bóng cao su, sau khi bơm căng, buộc chặt vẫn bị xẹp dần? [16]

BT 4: Tại sao khi đốt rơm, rạ hoặc cỏ mới phơi khô thường nghe thấy những tiếng nổ tí tách? [9]

BT 5: Tại sao nước giếng vào mùa hè rất mát còn về mùa đông lại rất ấm? Phải chăng nước giếng và mùa hè có nhiệt độ thấp hơn vào mùa đông?

BT 6: Vào những dịp tết Trung thu, chúng ta thường chơi đèn kéo quân. Đèn kéo quân có thể coi là một động cơ nhiệt. Khi ngọn nến (hiện nay người ta thường thay bằng một bóng đèn điện dây tóc) được thắp sáng thì “tán” đèn quay kéo các “quân” treo vào tán đèn quay theo, tạo nên hình bóng rất sinh động trên giấy bọc đèn.

Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ đèn vào một hộp thủy tinh kín thì dù bóng đèn điện vẫn sáng đèn cũng chỉ quay một thời gian ngắn rồi dừng lại. Em hãy sử

dụng các nguyên lý của Nhiệt động lực học để giải thích hiện tượng trên?[2]

BT 7: Tại sao các thầy thuốc khuyên là không nên uống nước lạnh ngay sau khi ăn thức ăn nóng?

Câu 8: Em hãy giải thích vì sao bong bóng xà phòng khi mới được thổi phồng thì bay lên cao, sau đó một thời gian lại bay xuống thấp, và nếu giữa chừng không bị vỡ thì sẽ hạ xuống mặt đất?[4]

BT 9: Trong nông nghiệp, nông dân thường dùng thuật ngữ “tưới khô” để nói đến công việc thường xuyên xới đất giữa những hàng cây mới trồng để làm mất lớp đất cứng trên bề mặt đi và trở nên tơi xốp hơn. “Tưới khô” có tác dụng gì? Giải thích ý nghĩa vật lý của việc làm đó?

BT 10: Tại sao mùa nắng các cây trồng lâu năm tuy không được tưới nước mà vẫn xanh tươi?[16]

BT 11: Dân gian có câu "Nước đổ đầu vịt" dùng cho những người không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô. Em hãy vận dụng kiến thức vật ký giải thích hiện câu nói trên? [4]

BT 12: Vào mùa hè nóng nực, muốn làm lạnh một lon nước bằng một cục đá lạnh thì nên làm thế nào?

BT 13: Tại sao ta có thể tạo ra cốc nước mát bằng cách thả vài mẩu nước đá vào cốc nước thường?

BT 14: Nếu nước bị đổ ra sàn nhà, muốn cho sàn chóng khô thì ta quét cho nước loang rộng ra. Vì sao vậy?

BT 15:“Gió Lào nóng lắm ai ơi!

Đừng vào đón gió mà rơi má hồng”

Tại sao gió lào lại khô nóng làm người ta khiếp sợ đến thế? Hãy dùng các kiến thức đã học về các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí và các nguyên lý của Nhiệt động lực học để trả lời câu hỏi trên? [2]

BT 16: Tại sao về mùa đông, trong những căn phòng nhiều người, những tấm kính cửa sổ thường bị “đổ mồ hôi” và đọng những giọt nước ở trên đó? [4]

BT 17: Tại sao khi lấy một lon nước ngọt từ trong tủ lạnh ra phòng ấm hơn, thấy những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc những giọt nước này biến mất? [4]

BT 18: Tại sao trong những căn nhà lạnh thường thường hay ẩm?[22]

BT 19: Về mùa đông, vào buổi sáng sớm, có những hôm ta nhìn thấy sương đọng trên các ngọn cỏ, lá cây có màu trắng như “muối”. Do đó trong dân gian người ta thường gọi đó là hiện tượng “sương muối”. Bà con nông dân thường cho rằng bột màu trắng trên các ngọn cỏ, lá cây là do muối có trong hơi nước đọng lại. Theo em có phải như vậy không? Vì sao?

BT 20: Em hãy giải thích cơ sở vật lý của câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”?

2.2.2.2. Hệ thống bài tập định tính góp phần bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy (20 bài)

BT 21: Tại sao trong chất lỏng, sự khuếch tán diễn ra chậm hơn rất nhiều so với trong chất khí?

BT 22: Tại sao khi nhiệt độ của không khí thay đổi đột ngột, kim loại không bị rạn nhưng đá lại bị rạn nứt?

BT 23: Tại sao các chất rắn và chất lỏng không nén được dễ dàng như chất khí?

BT 24: Cho hai viên bi bằng thép giống nhau, rơi từ cùng một độ cao viên thứ nhất rơi xuống đất mềm, còn viên thứ hai rơi xuống sàn đàn hồi nảy lên đến độ cao nào đó và người ta bắt lấy nó. Hỏi viên nào nóng lên nhiều hơi?

BT 25: Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật bằng: thiếc, nhôm, niken, sắt, có cùng thể tích từ cùng một độ cao xuống đất. Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật?

BT 26: Muốn đun nóng một quả cầu kim loại đến cùng một nhiệt độ trong trường hợp nào cần năng lượng lớn hơn: khi treo nó bằng sợi chỉ hay khi đặt nó trên giá? Coi rằng giá và sợi chỉ không hấp thụ năng lượng. [22]

đinh đã đóng xong thì chỉ cần vài nhát búa, mũ đinh đã nóng lên rất nhiều?[22]

BT 28: Trước hết ta đập chiếc búa vào một miếng thép, chiếc búa nảy lên. Sau đó ta cũng dùng chiếc búa đó đập vào một miếng chì, chiếc búa nảy lên thấp hơn. Hỏi khi đó ta đã truyền cho miếng kim loại nào năng lượng lớn hơn? (Động năng của búa trong hai trường hợp được coi là như nhau).[22]

BT 29: Nhìn vào đồ thị trên hình 2.5 của một lượng khí nhất định, hãy so sánh nhiệt độ T1 và T2.[16]

BT 30: Nhìn vào đồ thị trên hình 2.6 của một lượng khí nhất định, hãy so sánh thể tích V1 và

V2.[16]

BT 31: Tại sao kim cương và than

chì đều có cấu tạo từ nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có tính chất vật lí khác nhau?

BT 32: Tại sao khung xe đạp, hay các cột bằng thép lại được chế tạo từ các ống thép tròn

rỗng, chứ không phải bằng các ống thép tròn đặc? [16]

BT 33: Khi nhiệt độ tăng chiếc băng kép phải ngắt mạch điện (Hình 2.7). Hãy chỉ rõ trong 2 phần A và B phần nào của băng kép là đồng, phần nào là thép?[22]

BT 34: Tại sao trong các ống cặp sốt người ta dùng thủy ngân chứ không dùng rượu hay ête?[22]

BT 35: Tại sao với cùng một loại thủy tinh, cốc thủy tinh dày lại dễ nứt vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng khi rót nước sôi vào chúng? Để cốc không bị vỡ, trước khi rót nước sôi, người ta thường để một thìa bằng nhôm (hoặc bằng inôc) vào cốc. Tại sao làm như vậy? [16]

BT 36: Vì sao khi đi bộ trên nền cát ướt sát mép nước biển, ở những chỗ vết chân đã đi qua thường có đọng nước, còn những chỗ khác thì không có?[7]

BT 37: Cắm một ống mao quản vào một cốc nước nóng, thấy nước trong ống p O T (K) V1 V2 Hình 2.6 p O V T1 T2 p2 p1 V 0 Hình 2.5 A B Hình 2.7

dâng lên. Hỏi mức nước trong ống mao quản sẽ thay đổi thế nào khi nước trong cốc nguội đi? Giải thích?[4]

BT 38: Ai cũng biết nước bình thường sẽ đông thành đá ở 00C. Nhưng điều đó không đúng với nước biển. Hãy giải thích. [4]

BT 39: Vì sao khi trời nóng ta ngâm mình trong nước lại thấy nước mát hơn không khí. Nhưng khi bước ra khỏi nước ta lại thấy không khí mát hơn nước?

BT 40: Trong một ngày đêm vào mùa hè, lúc nào độ ẩm tỉ đối của không khí lớn nhất. Cho độ ẩm tuyệt đối là không đổi.

2.2.2.3 Hệ thống bài tập định tính góp phần bồi dưỡng kỹ năng suy luận logic (20 bài)

BT 41: Vì sao một cốc nước đã đầy tràn vẫn nhận thêm được một thìa con muối ăn?[9]

BT 42: Những chai đựng đầy nước khát có gas nếu để vào chỗ ấm đôi khi ta thấy nút chai bị bật ra. Tại sao vậy?[22]

BT 43: Tại sao bia trong chai sủi rất nhiều bọt khi mới mở nút?

BT 44: Các van bảo hiểm trong các nồi súp de, nồi áp suất có tác dụng gì?[16]

BT 45: Tại sao khi cưa gỗ thì lưỡi cưa lại nóng hơn gỗ? [22]

BT 46: Vì sao các lò sưởi thường đặt ở dưới thấp, còn máy điều hòa nhiệt độ thường treo trên cao? Làm ngược lại có được không?

BT 47: Giả sử có một người muốn làm mát căn phòng của họ bằng cách đóng kín tất cả các cửa của căn phòng đó lại rồi mở cánh cửa tủ lạnh đặt trong phòng này ra. Bạn có tán thành cách làm mát phòng như thế này không? Lý giải ý kiến của bạn. [4]

BT 48: Trong bi đông bằng sắt có một ít dầu hỏa, bi đông được nút kín. Không được mở bi đông, không dùng các dụng cụ đo mà chỉ dùng những dụng cụ có sẵn quanh em. Hãy tìm các cách xác định một cách áng chừng mức dầu hỏa trong bi đông? [4]

BT 50: Tại sao những ống dẫn nước hay khí nóng phải có những đoạn uốn cong?

BT 51: Cho hai sợi dây kim loại có kích thước ban đầu như nhau nhưng làm bằng chất liệu khác nhau. Hãy so sánh hệ số nở vì nhiệt của hai sợi dây trên cho dùng thêm đèn cồn và một vật dụng khác.

BT 52: Có hai khối lập phương, một làm ra từ một đơn tinh thể và một làm ra từ thủy tinh. Bỏ hai khối này vào nước nóng thì chúng còn giữ được hình dạng hay không? Vì sao?

BT 53: Trạng thái cân bằng của chiếc cân đòn nhạy có bị phá vỡ không nếu một đầu cánh tay đòn của nó được nung nóng lên? Vì sao?

BT 54: Trong số rất nhiều giấy lọc, bạn có nhiệm vụ phải chọn ra loại giấy có lỗ nhỏ nhất. Hỏi bạn sẽ làm thế nào khi trong tay không có một dụng cụ gì?

BT 55: Trên thực tế, việc bôi dầu mỡ lên các bề mặt làm việc của các chi tiết máy có tác dụng làm giảm ma sát. Em hãy giải thích tại sao khi bổ củi, việc giữ cán rìu bằng tay khô lại khó hơn khi tay ướt?

BT 56: Khi trời nóng ở nơi có nhiều đầm lầy ta cảm thấy dễ chịu hơn hay là ở nơi khô ráo?

BT 57: Giải thích tại sao tay bạn bị dính vào khay đựng đá bằng kim loại ngay khi bạn lấy nó từ tủ lạnh ra?

BT 58: Đằng sau những máy bay bay cao, ta thường thấy đôi khi có những vệt mây. Vì sao vậy?[22]

BT 59: Tại sao nước chứa trong khay làm đá của tủ lạnh bắt đầu đông cứng thì lớp nước trên mặt bao giờ cũng đóng băng trước tiên?

BT 60: Có một vỏ lon nước ngọt, một đèn cồn, một cái kẹp, một khay nước. Làm thế nào để chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển?

2.2.2.4. Hệ thống bài tập định tính góp phần bồi dưỡng kỹ năng phân tích bản chất Vật lý (20 bài)

ngay thì nút thường hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

BT 62: Tại sao người ta làm những gân nổi dọc theo mặt ngoài phần cuống hẹp của các phểu dùng để rót các chất lỏng vào chai?[22]

BT 63: Vì sao phích nước nóng có thể giữ nhiệt được?

BT 64: Khi dùng bơm bơm xe đạp, được một lúc ống bơm có thể nóng bỏng cả tay. Nhưng nếu như bơm không thì phảỉ bơm lâu hơn nó mới nóng. Vì sao vậy?

BT 65: Tại sao khi quạt lại thấy mát?

BT 66: Tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở chỗ da đó? [16]

BT 67: Em hãy giải thích tại sao vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm quan sát thấy trên một số lá cây có những giọt nước có dạng hình cầu, còn một số lá không có hiện tượng này mà trên nó có một lớp nước mỏng.[4]

BT 68: Vì sao các thanh ray đường sắt lại được chế tạo bằng các thanh thép có tiết diện ngang hình chữ I? [16]

BT 69: Tại sao ở chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa người ta phải để một khoảng cách đủ lớn?

BT 70: Giải thích tại sao cái đinh ốc bằng thép dễ vặn vào cái đai ốc bằng đồng khi hơ nóng cả hai, còn khi nguội lại rất khó tháo ra?

BT 71: Tại sao người ta thường chế tạo tôn lợp mái nhà có dạng hình gợn sóng mà không làm tôn phẳng?

BT 72: Để gắn chặt hai tấm sắt dày với nhau người ta khoan những lỗ xuyên qua các tấm sắt này và luồn qua mỗi lỗ một chiếc đinh tán đã được nung nóng đỏ và lấy búa đập dẹp hai đầu đinh tán. Tại sao ta phải dùng các đinh tán đã được nung nóng?

BT 73: Tại sao không nên dùng nút bằng vải để đậy các chai đựng đầy xăng hoặc dầu hỏa? [4]

BT 74: Tại sao mùa hè nhiệt độ của mặt nước hồ, ao lại thấp hơn nhiệt độ của không khí ở phía trên mặt nước?[16]

phấn cũng bị ướt. Nhưng nếu dặt mẩu bọt biển khô lên viên phấn ướt thì mẩu bọt biển vẫn khô?[22]

BT 76: Một ống mao dẫn bằng thủy tinh được treo thẳng đứng vào đầu một đòn cân. Đòn cân được giữ thăng bằng nhờ những quả cân. Người ta đưa chậu nước sao cho mặt nước nhẹ nhàng chạm vào đầu dưới của ống mao dẫn. Hỏi khi đó đòn cân bị lệch không? Nếu có thì bị lệch về phía nào? Vì sao?

BT 77: Khi vẩy nước lên hai thanh sắt nóng, một thanh ở nhiệt độ 1000C và một thanh ở 15000C. Trong trường hợp nào thì nước bay hơi nhanh hơn? Tại sao?

BT 78: Khi nhúng khung kim loại tròn có gắn sợi chỉ ở giữa khung vào nước xà phòng rồi lấy ra ta được hình dạng sợi chỉ như hình vẽ 2.8. Nếu đâm thủng màng xà phòng ở phía bên A thì sợi chỉ sẽ có hình dạng như thế nào?

BT 79: Thả nổi hai que diêm nằm song song trên mặt nước. Nếu ta nhúng một mẩu xà phòng vào mặt nước giữa hai que diêm thì thấy chúng tách xa nhau hơn, còn nếu ta bỏ một ít đường vào mặt nước giữa hai que diêm thì thấy hai que diêm xích lại gần nhau hơn. Em hãy giải thích hiện tượng?

BT 80: Dùng đèn cồn đun sôi nước trong bình cầu (Hình vẽ 2.9). Khi nước sôi khoảng 5 phút, ta tắt đèn cồn, nước không còn sôi nữa. Hãy làm cho nước trong bình sôi trở lại mà không cần truyền thêm nhiệt lượng cho nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 51 - 58)