Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập định tính

Trong dạy học Vật lý, để có một hệ thống BTĐT tốt thì mỗi BTĐT phải được biên soạn và thoả mãn được những yêu cầu nhất định. Trong đó, mỗi bài tập phải có một nhiệm vụ và vị trí nhất định trong bài học, phải chứa đựng những kiến thức cơ bản, đảm bảo được tính chính xác, khoa học. BTĐT phải chứa đựng một mâu thuẫn vừa sức, gây được hứng thú đối với HS, cách diễn đạt phải rõ ràng, súc tích các yêu cầu đặt ra, ngôn ngữ phải chính xác, uyển chuyển, phản ánh được sự vận động của hiện tượng hay quá trình Vật lý.

Khi xây dựng hệ thống BTĐT cho một chương, một phần, cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản, đó là:

- BTĐT phải chứa đựng một mâu thuẫn, một vấn đề hoặc một yêu cầu với những điều kiện đặt ra và được diễn đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.

- BTĐT trình bày dưới dạng tình huống có vấn đề khi mở bài hay khi giải quyết một vấn đề nào đó phải có tác dụng kích thích tính tích cực của HS.

- Hệ thống BTĐT phải gắn với nội dung dạy học, việc giải một BTĐT phải đem lại cho HS một hiểu biết mới, đồng thời phải làm sao để khi hoàn thành xong hệ thống BTĐT và các loại bài tập khác thì có thể xem là HS đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở một mức độ nào đó.

- Hệ thống BTĐT phải đa dạng, có loại tập dượt, tổng hợp, sáng tạo và ở nhiều dạng khác nhau. Số lượng các BTĐT cần vừa phải, không ôm đồm quá mức cần thiết.

Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, trong dạy học theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, phương tiện quan trọng để GV định hướng hành động nhận thức của HS là câu hỏi. Để cho câu hỏi thực hiện được chức năng định hướng hành động nhận thức của HS, nó phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất định. Bao gồm:

- Câu hỏi phải được diễn đạt chính xác về ngữ pháp và nội dung khoa học. Chỉ khi đó câu hỏi mới có nội dung xác định.

- Câu hỏi phải diễn đạt được nội dung của điều định hỏi. Chỉ khi đó mới có thể hy vọng câu hỏi thực hiện được chức năng định hướng hành động của HS theo ý định của GV và cũng chỉ khi đó GV mới có thể dùng đáp án của mình làm căn cứ xem xét câu trả lời của HS là đúng hay sai.

- Nội dung câu hỏi phải đáp ứng đúng đòi hỏi của sự định hướng hành động của HS trong tình huống đang xét. Khi đó câu hỏi mới có ý nghĩa là câu hỏi định hướng hành động nhận thức của HS theo mục tiêu dạy học cụ thể.

- Câu hỏi phải vừa sức với HS. Khi đó câu hỏi mới có thể đưa đến sự hưởng ứng của HS.

những nguyên tắc cơ bản nêu trên, đồng thời có thể coi đó như là những tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng câu hỏi thực tế. Quan điểm bao trùm khi xây dựng câu hỏi thực tế luôn phải nhớ đến là câu hỏi thực tế nhất định phải gắn liền với những sự kiện, những hiện tượng thường gặp, thường xảy ra trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 49 - 51)