Thực trạng về dạy học bài tập định tín hở một số trường THPT trên địa

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Thực trạng về dạy học bài tập định tín hở một số trường THPT trên địa

địa bàn huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An

Để tìm hiểu nhận thức của GV về BTĐT và việc bồi dưỡng TDLG cho HS, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy BTĐT của GV Vật lý nhằm phát triển TDLG cho HS bằng phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1a) ở 7 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cụ thể số lượng GV các trường được khảo sát như sau:

STT Tên trường Số lượng GV

1 THPT Nguyễn Sỹ Sách 6

2 THPT Thanh Chương I 6

3 THPT Đặng Thai Mai 4

4 THPT Thanh Chương III 4

5 THPT Đặng Thúc Hứa 5

6 THPT Nguyễn Cảnh Chân 3

7 THPT Cát Ngạn 2

Tổng cộng 30

(Bảng 1.1. Tổng hợp danh sách các trường được điều tra)

Việc xử lí kết quả điều tra được trình bày ở (phụ lục 1a và 1b). Căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi có những nhận định sau đây:

60,0% GV cho rằng BTĐT có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và TDLG cho HS.

16,7% GV đã sử dụng BTĐT trong các quá trình tìm hiểu bài mới, hoặc ngay sau khi học xong kiến thức mới, vận dụng, củng cố. Trong khi đó có tới 50,0% không sử dụng BTĐT trong các tiết dạy Vật lý.

16,7% GV cho HS giải BTĐT trong SGK, SBT và khuyến khích HS tự tìm thêm trong thực tế. Trong khi đó có tới 33,3% chỉ sử dụng BTĐT trong SGK và 33,3% sử dụng BTĐT trong SGK và yêu cầu HS về nhà làm thêm trong SBT.

Trong tiết dạy Vật lí phần “Nhiệt học” lớp 10, chỉ có 10,0% GV thường xuyên yêu cầu HS lấy ví dụ liên hệ thực tế. Trong khi đó có tới 40,0% không bao giờ yêu cầu HS lấy ví dụ liên hệ thực tế, vì đã có những BTĐT trong SGK và SBT và 26,7% rất ít khi vì cho rằng không đủ thời gian.

40,0% GV khi đưa ra 1 BTĐT sẽ hướng dẫn HS giải thích sau đó yêu cầu HS tự hoàn chỉnh câu trả lời. Trong khi đó có 33,3% GV đã cho HS tự giải thích theo ý mình sau đó GV nhận xét, sửa chữa.

16,7% GV có HS trong lớp thỉnh thoảng đưa ra những hiện tượng Vật lý trong đời sống nhờ GV giải thích giúp. 50% rất ít khi HS trong lớp đưa ra những hiện tượng Vật lý trong đời sống nhờ GV giải thích giúp và có tới 33,3% là không bao giờ vì HS quá yếu.

60,0% GV nhận thấy rằng HS thích giải bài tập định lượng, trong khi đó chỉ có 10,0% GV có HS thích loại bài tập định tính.

50,0% GV cho rằng trong các bài kiểm tra Vật lý khối 10 ở học kì II thì BTĐT nên chiếm khoảng từ 2 đến 3 điểm.

60,0% GV nhận xét BTĐT rất ít khi được sử dụng ra đề thi HS giỏi Vật lí. 33,3% GV cho rằng để bồi dưỡng TDLG cho HS thông qua giải BTĐT trong phần “Nhiệt học” vật lí lớp 10 THPT thì biện pháp hữu hiệu là phải thường xuyên yêu cầu HS giải bài tập trong SGK, SBT, kết hợp liên hệ thực tế và giải thích hiện tượng đó, mặc khác GV sẽ khuyến khích bằng cách cho điểm khi HS giải đúng.

Qua điều tra cho thấy, hầu hết các GV đều nhận thấy rằng BTĐT có tác dụng trong việc bồi dưỡng TDLG cho HS. Tuy nhiên, rất nhiều GV chưa hiểu được phải bồi dưỡng TDLG cho HS như thế nào. Mặt khác, trong giảng dạy, đa số GV còn hạn chế sử dụng BTĐT và chưa phát huy hết tác dụng của BTĐT

trong quá trình bồi dưỡng TDLG cho HS, cũng như làm cho HS yêu thích giải BTĐT. HS tiếp xúc với BTĐT phần lớn từ SGK, SBT, GV chưa tạo điều kiện cho HS tự học, tự tìm và giải BTĐT.

Kết luận chương 1

Dạy học Vật lý hướng đến sự phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục phổ thông. BTVL nói chung và BTĐT nói riêng là một phương tiện dạy học truyền thống được sử dụng vào mọi giai đoạn của quá trình dạy học. Tổ chức hoạt động giải bài tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực, nếu GV biết vận dụng một cách sáng tạo.

BTĐT sử dụng trong quá trình dạy học có lợi thế bồi dưỡng TDLG của HS. Muốn thực hiện được mục tiêu đó phải sử dụng BTĐT một cách thường xuyên, đa dạng về BTĐT, phải bồi dưỡng phương pháp giải các BTĐT cho HS bằng việc xây dựng những suy luận logic dựa trên những định luật. BTĐT không chỉ là phương tiện tốt để phát triển tư duy HS, giúp HS hiểu rõ được bản chất các hiện tượng Vật lý và các quy luật của chúng mà còn giúp HS vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn cuộc sống.

Chương 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH PHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÝ LỚP 10 THPT THEO HƯỚNG

BỒI DƯỠNG TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w