Các nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán rồng việt (Trang 35 - 39)

Bên cạnh nhóm nhân tố chủ quan thì sự phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán còn chịu tác động của nhóm nhân tố khách quan. Bất cứ hoạt động nào cũng không thể tồn tại độc lập mà nó còn phụ thuộc và chịu sự điều tiết của chủ thể khác. Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động môi giới bao gồm các nhân tố sau:

Môi trường kinh tế, chính trị

Công ty chứng khoán là một chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, do vậy mọi thay đổi và diễn biến xảy ra trong nền kinh tế đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán cũng như là hoạt động môi giới chứng khoán.

Nền kinh tế tăng trưởng và ổn định tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường tài chính, khuyến khích nhà đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư của mình. Các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận cao hơn làm cho chứng khoán của doanh nghiệp hấp dẫn hơn. Một nền kinh tế ổn định thể hiện ở sự ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ thất nghiệp thấp...

Nền chính trị ổn định không chỉ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế trong nước, thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái hay chính trị không ổn định sẽ tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, lạm phát cao... sẽ làm cho giá cổ phiếu sụt giảm, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán không còn hấp dẫn và rủi ro cao hơn.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Khi thị

trường chứng khoán phát triển thì các công cụ tài chính, sản phẩm tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hấp dẫn nhà đầu tư. Giá trị giao dịch lớn, tính thanh khoản cao hơn, làm cho hoạt động môi giới cũng có hiệu quả hơn.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía cạnh như: - Cung – cầu trên thị trường: thị trường chứng khoán phát triển khi có

nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán.

- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ... thị trường phát triển khi có hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến và đồng bộ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

- Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán: Thị trường sẽ thực sự năng động hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Quản lí Nhà nước về thị trường chứng khoán: Nhằm hạn chế những mặt tiêu cực như gian lận trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả. Quản lí, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán để thị trường hoạt động hiệu quả, trung thực, đáng tin cậy làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hoạt động môi giới cũng được giám sát chặt đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng gian lận của các nhà môi giới ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng.

Môi trường pháp lí

Kinh doanh chứng khoán ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của công chúng, rất dễ lợi dụng kiếm tiền riêng nên luật pháp các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt động trôi chảy và hiệu quả, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường.

Hoạt động môi giới tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới cần phải chặt chẽ và đầy đủ hơn như các quy định về tỷ lệ phí môi giới, quy định xử phạt vi phạm, quy định trong việc bảo mật thông tin của khách hàng...

Cơ chế chính sách

Bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật, kinh doanh chứng khoán còn chịu sự chi phối của các cơ chế, chính sách của nhà nước, các chính sách trong ngành tài chính. Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động môi giới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới.

Sự cạnh tranh của các công ty khác.

Đối với hoạt dộng môi giới với đặc thù là hoạt động dịch vụ liên quan đến tài chính, nên sự cạnh tranh lại càng gay gắt hơn. Các hoạt động như bảo hiểm, tín dụng, bất động sản và một số hoạt động khác đang cạnh tranh thu hút vốn nhàn rỗi từ khách hàng.

Tập quán văn hóa và kiến thức của người dân về đầu tư, chứng khoán.

Đối với một nước có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, có sự hiểu biết về thị trường chứng khoán thì sự tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán của người dân rất thuận lợi, tạo điều kiện cho công ty chứng khoán phát triển hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng và cách hoạt động khác nói chung và ngược lại.

Khi dân chúng có kiến thức về chứng khoán, họ có cái nhìn toàn diện và mới hơn về thị trường chứng khoán, hoạt động môi giới, vai trò của người môi giới chứng khoán. Họ sẽ đánh giá lợi ích và rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Từ đó, họ đưa ra các quyết định trong hoạt động tài chính như trên nên gửi tiền tiết kiệm hay là đầu tư vào chứng khoán. Sự am hiểu về

chứng khoán của công chúng cũng giúp cho nhà môi giới dễ dàng chuyền đạt thông tin hơn khi tư vấn.

Mức thu nhập và tiết kiệm của người dân.

Muốn đầu tư thì phải có vốn, vốn đầu tư xuất phát từ thu nhập và tiết kiệm. như vậy, yếu tố này rất quan trọng khi xem xét đến mức độ tham gia thị trường chứng khoán của người dân. Rõ ràng, khi thu nhập tăng lên thì tăng tiết kiệm lên hoặc tăng đầu tư. Nếu người dân tăng đầu tư thì hoạt động môi giới sẽ phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán rồng việt (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w