Tập thể và nhân cách

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 33 - 34)

IV. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁC H: 1 Hoạt động và nhân cách

4. Tập thể và nhân cách

Mác, Aênghen đã chỉ rõ : “ Chỉ có trong tập thể, cá nhân mới có điều kiện để phát triển tài năng của mình một cách toàn diện ”. Sở dĩ như vậy là vì :

• Mọi tác động đến nhân cách đều được thực hiện thông qua tập thể. Sự tiến bộ trong học tập và tu dưỡng của mỗi người đều có phần đóng góp của tập thể.Chẳng hạn, tập thể thiếu niên xã Quốc Tuấn, Hải Dương chính là người phê bình thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa.

Trong bài thơ “ Em kể chuyện này ” lúc đầu Khoa viết :

“ Chúng em rất vui Vì đánh được nhiều cá

Này chi cua Càng giơ tay chào biển lúa Này thằng Bống nhớ ai

Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa…”

Các bạn Khoa bảo : “ cá Bống mắt không đỏ, mắt cá Dói mới đỏ. Thế là các em đưa nhau đi câu cá, câu được cả cá bống và cá dói và đúng là chỉ có cá Dói mắt mới đỏ.

Khoa đã sửa lại câu thơ :

“ … Này thằng Dói nhớ ai Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa ”.

• Tập thể đòi hỏi mỗi cá nhân những hành vi nhất định : Chẳng hạn, nội quy của lớp đề ra cho mỗi sinh viên trong lớp phải thực hiện như đi học đúng giờ, trật tự trong lớp, chuẩn bị bài vở khi đến lớp…

• Dư luận tập thể lành mạnh có tác dụng giáo dục đến mỗi cá nhân. Vì :

+ Dư luận tập thể góp phần điều chỉnh việc tổ chức lao động và cách xử sự của con người trong xã hội.

+ Dư luận tập thể chỉ cho người ta biết cần phải đánh giá biến cố như thế nào và cần phải hành động theo hướng nào để tạo ra sự phát triển của tập thể.

+ Dư luận tập thể đè nặng lên con người và có sức tác động vô cùng mạnh mẽ tới mỗi người.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w