Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiệ n:

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 41)

II. NHẬN THỨC LÝ TÍNH VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA NÓ : A TƯ DUY

b. Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiệ n:

Ngôn ngữ có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức cảm tính. Chẳng hạn, lời thuyết minh, minh hoạ làm ta tri giác sự vật, hiện tượng được dễ dàng hơn. Nhưng nếu không dùng ngôn ngữ chúng ta vẫn có thể tri giác được sự vật, hiện tượng, như trường hợp xem bức tranh không lời.

Ngược lại, nếu không dùng ngôn ngữ thì qúa trình tư duy sẽ không diễn ra được. Chúng ta không thể giải bài toán mà không có từ ngữ, công thức, định lý…

Cho nên chúng ta có thể nói : Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Không thể có tư duy bên ngoài ngôn ngữ vì tư duy không thể thiếu ngôn ngữ. Ngược lại, ngôn ngữ cũng được hình thành và biểu hiện trong tư duy vì ngôn ngữ có hai phần là phần âm thanh và phần ý nghĩa mà ý nghĩa là sản phẩm của tư duy.

Tuy tư duy và ngôn ngữ có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một vì :

• Chức năng phản ánh khác nhau : Tư duy phản ánh hiện thực, còn ngôn ngữ là công cụ của tư duy.

• Giữa khái niệm ( sản phẩm của tư duy ) và từ ngữ không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau.

o Một khái niệm có thể được biểu thị bằng nhiều từ khác nhau. Chẳng hạn, cùng là sự chết nhưng có nhiều từ như : hy sinh, từ trần, khuất núi…

o Có thể một từ lại biểu đạt nhiều ý nghĩa, nhiều khái niệm khác nhau. Chẳng hạn, từ “ sài ” được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.

• Tiếng nói là quy ước của từng dân tộc, từng vùng. Còn tư duy tuân theo quy luật chung của loài người. Chẳng hạn, có thể không hiểu tiếng của nhau, nhưng học sinh toàn thế giới có thể giải chung một bài toán.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w