Các dạng hoạt động ngôn ngữ :

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 47 - 48)

III. NGÔN NGỮ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC 1 Khái niệm chung về ngôn ngữ

b. Các dạng hoạt động ngôn ngữ :

b1. Ngôn ngữ bên ngoài :

Ngôn ngữ bên ngoài gồm : Ngôn ngữ nói : có hai loại :

• Ngôn ngữ đối thoại : là một dạng ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một nhóm người trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Ngôn ngữ đối thoại có những đặc điểm :

o Có tính chất tình huống, khi đối thoại ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh diễn ra sự giao tiếp. Cho nên người nói có thể nói rút gọn nhờ sự hỗ trợ của nụ cười, nét mặt, khoé mắt, cử chỉ, điệu bộ …

o Là loại ngôn ngữ không chủ định, có tính chất phản ứng, câu nói của người này ở chừng mực nào đó do câu nói của người kia quy định. Đồng thời nó lại làm nảy sinh ở người kia câu nói tiếp theo.

o Cấu trúc ngôn ngữ đối thoại thường không chặt chẽ, cáu trúc biểu đạt thường đơn giản.

• Ngôn ngữ độc thoại :

Ngôn ngữ độc thoại là một dạng ngôn ngữ diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp giữa một người nói liên tục cho nhiều người nghe. Chẳng hạn, báo cáo viên báo cáo thời sự. Ngôn ngữ độc thoại có

những đặc điểm :

• Dùng lời lẻ chính xác, ngôn ngữ có tổ chức được xếp thành chương trình, có dàn ý.

• Theo dõi người nghe và dừng lại để làm sáng tỏ chỗ nào người nghe chưa rõ.

• Tận dụng được khả năng truyền cảm của ngôn ngữ phụ ( giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói…).

Ngôn ngữ viết :

Là sự truyền đạt thông tin ngôn ngữ bằng ký hiệu, chữ cái, cho phép biểu diễn được những âm thanh, những từ, những câu. Đặc điểm của ngôn ngữ viết :

o Không thể sử dụng phương tiện diễn cảm của ngôn ngữ nói, nên phải lựa chọn những từ diễn đạt sáng sủa, chính xác ý nghĩ của người viết.

o Ngôn ngữ nói có thể lập đi, lập lại nhiều lần nhưng ngôn ngữ viết không thể lập đi, lập lại dưới

b2 . Ngôn ngữ bên trong :

Là dạng hoạt động ngôn ngữ được nhẩm trong óc, không biểu hiện thành tiếng. Loại ngôn ngữ này không dùng để giao tiếp mà nó chỉ nằm ở dạng dự kiến, suy nghĩ, tưởng tượng, nhớ lại…

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 47 - 48)