NHỮNG QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 52 - 53)

1. Quy luật lây lan của xúc cảm và tình cảm

Trong đời sống có những hiện tượng một người rung sợ làm cho nhiều người khác rung sợ theo. Khi chiến đấu ở tổ ba người, chỉ cần một người rung sợ, những người khác cũng nhụt ý chí chiến đấu. Vậy, khi xúc cảm xuất

hiện ở người này, có thể lây lan sang người khác.

Quy luật này có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động tập thể như : học tập, lao động , chiến đấu, …Trong giáo dục quy luật này là cơ sở của nguyên tắc Giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể.

2 . Quy luật thích ứng của xúc cảm và tình cảm

Người thân chết đột ngột làm ta đau khổ, vất vả, nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dỉ vãng, ta cũng nguôi dần… để sống, đó là biểu hiện của quy luật thích ứng của tình cảm.

“ Gần thường, xa thương ” ; “ Sự xa cách đối với tình yêunhư gió đối với lửa, nó sẽ dập tắt đi những tia lửa nhỏ, nhưng lại đốt cháy bùng những tia lửa lớn ”. (Ngạn ngữ Nga).

Vậy, những xúc cảm và tình cảm được lập đi , lập lại nhiều lần một

cách đơn điệu sẽ dẫn tới sự suy yếu của những xúc cảm hay tình cảm, đó là quy luật thích ứng của xúc cảm và tình cảm.

Trong đời sống hằng ngày và trong hoạt động. Quy luật này được ứng dụng như là một phương pháp lấy độc trị độc để giáo dục học sinh.

3. Quy luật tương phản của xúc cảm và tình cảm

Khi chấm bài, ta gặp những tập bài toàn bị điểm kém, mãi mơí gặp một bài tương đối khá, bình thường bài đó ta cho bảy, nhưng trong hoàn cảnh này ta lại cho điểm chín.

Vậy, sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, cụ thể là một thể nghiệm này làm tăng cường độ của thể nghiệm khác đối cực với nó, gọi là quy luật tương phản của xúc cảm và tình cảm.

Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta sử dụng quy luật này như là một biện pháp “ ôn nghèo, gợi khổ ” ; “ ôn cố, tri tân ”.

4. Quy luật di chuyển của tình cảm :

Hiện tượng “ giận cá chém thớt ” hay “ Qua đình ngã nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu ” là biểu hiện của quy luật di chuyển tình cảm.

Vậy, trong một con người thì tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.

Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “ vơ đũa cả nắm” ; “Giận cá chém thớt ”.

5. Quy luật pha trộn tình cảm

Cái gì càng khó khăn, gian khổ mới đạt được, khi ta đạt được ta càng tự hào … đó là biểu hiện của quy luật pha trộn tình cảm. Vậy, những tình cảm trái ngược nhau được pha trộn, không làm yếu đi mà trái lại nó còn tăng cường cho nhau, quy

định lẫn nhau. Quy luật này cho thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn của tình cảm con người.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w