CẤU TRÚC NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 26 - 27)

Nhân cách của con người được đặc trưng bởi hai mặt là đức và tài.

1. Đức (tính cách, phẩm chất)

Là tổng hợp những thuộc tính tâm lý nói lên động cơ, thái độ và quan hệ giữa cá nhân với người khác trong hoạt động.

2.Tài (năng lực)

Là tổng hợp những thuộc tính tâm lý phù hợp với những yêu cầu của loại hoạt động này hay hoạt động khác, nó quy định hiệu quả thành công.

3.Mối quan hệ giữa đức và tài

Đức và tài quyện lại với nhau tạo thành một nhân cách hoàn chỉnh phát triển hài hòa. Bác Hồ đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được ai

”.

• Trong mối quan hệ đó, đức là cốt lõi trong nhân cách :

+ Đức là động cơ thúc đẩy sự phát triển tài năng, thể hiện người có đạo đức tốt luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, tìm mọi cách thức và phương pháp, phương tiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mang lại lợi ích cho xã hội cũng tức là tạo cho mình năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Những nét tính cách tích cực là điều kiện cho sự phát triển tài năng, ngược lại những nét tính cách tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển tài năng.

+ Tính cách của con người quy định nên mục đích phục vụ của tài năng.

+ Mục đích của con được đặt ra dù có đẹp bao nhiêu đi chăng nữa nhưng nếu không có tài năng thì mục đích đó cũng không có giá trị, muốn đạt được mục đích phải có tài năng.

+ Năng lực có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách.

• Tính cách và năng lực không đồng nhất với nhau nhưng thống nhất với nhau, không tách rời nhau in dấu ấn vào nhau, có những nét thuộc tính vừa nằm trong tính cách vừa nằm trong năng lực.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w