Dƣơng
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của FDI trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động nguồn lực bên ngoài cho đầu tƣ phát triển, góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nƣớc và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tỉnh Hải Dƣơng đã tập trung nhiều nỗ lực, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài tại địa phƣơng.
Với mục tiêu phấn đấu đƣa Hải Dƣơng cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020; trong bối cảnh đất nƣớc đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp phát triển, tỉnh Hải Dƣơng xác định quan điểm thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới nhƣ sau:
Một là: chiến lƣợc thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải đƣợc thiết kế phù hợp chiến lƣợc chung của cả nƣớc, đồng bộ với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Chiến lƣợc này có vai trò tƣơng hỗ với các chiến lƣợc liên quan nhƣ: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đồng bộ thị trƣờng, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính...
Hai là: Trong bối cảnh quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc hiện nay và thời gian tới, tỉnh xác định rõ định hƣớng thu hút đầu tƣ nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giải
quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, cải thiện mối quan hệ đối ngoại... Xác định rõ quan điểm về FDI là khu vực doanh nghiệp, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trƣờng. Thu hút vốn đầu tƣ phải coi trọng cơ cấu và chất lƣợng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI phải tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao - lao động có kỹ năng.
Ba là: Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các KCN, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển theo quy hoạch và bền vững. Không tiếp nhận các dự án có hiệu quả kinh tế xã hội thấp, nhằm khuyến khích và tạo cơ hội phát triển cho đầu tƣ trong nƣớc, hạn chế mất diện tích đất lúa, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực. Không tiếp nhận các dự án cã nguy cơ ảnh hƣởng nguy hại đến môi trƣờng.
Bốn là: Quan tâm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ những nƣớc tiên tiến, có tiềm lực tài chính, khoa học và công nghệ cao, các tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới nhằm thu hút những dự án có sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lƣợng khoa học công nghệ và chất xám cao. Chú trọng thu hút những dự án mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phƣơng. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phụ trợ.
Năm là: Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý hoạt động FDI sau cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, có cơ chế và chính sách rõ ràng để hạn chế tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực của FDI. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với FDI; tăng cƣờng sự phối hợp với các bộ, ngành, trung ƣơng và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI.