Bi kịch quan niệm hôn nhân cổ hủ

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 2 HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH

2.3. Bi kịch quan niệm hôn nhân cổ hủ

Quan niệm sống là cách đối nhân xử thế, là cách nhìn nhận và phán xét những vấn đề, hiện tượng cụ thể của cuộc sống. Nó chi phối mọi suy nghĩ, hoạt động và cách sống của một người. Mỗi người có thể có những quan niệm giống hoặc khác nhau về nhiều vấn đề, nhưng đều chịu ảnh hưởng khá lớn bởi tư tưởng thời đại. Trong truyện ngắn Sêkhôp, tác giả đã để cho nhân vật của mình phát biểu những quan niệm khác nhau về các vấn đề của hôn nhân như: vai trò của phụ nữ và đàn ông, tình yêu, hạnh phúcẦNhững quan niệm này khác nhau nhưng đều là những suy nghĩ rất gần gũi với nếp tâm hồn của người Nga lúc bấy giờ.

Một vấn đề mà Sêkhôp quan tâm lớn đó là vai trò và mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà trong gia đình. Trong vấn đề gia đình, có thể có sự góp mặt của con cái, người thứ ba, bố mẹ (nếu là gia đình nhiều thế hệ) nhưng hạnh

phúc gia đình vẫn được quyết định bởi mối quan hệ mang tắnh bản chất nhất, cơ bản nhất đó là mối quan hệ giữa người chồng và người vợ.

Các nhân vật nam trong truyện ngắn Sêkhôp thường không đánh giá cao vị trắ của người phụ nữ. Đối với họ, một nguyên tắc bất biến trong cuộc sống gia đình đó là người vợ phải phục tùng chồng. Trong truyện ngắn ỘDọc đườngỢ, Likharep đã khẳng định về vai trò của người phụ nữ ỘPhụ nữ đã và sẽ là nô lệ của đàn ôngỢ. Suy nghĩ ấy thể hiện ở ngay cách mà nhân vật nói về vợ mình, đó là một người phụ nữ Ộnhư mũi tên đo chiều gió, đã thay đổi luôn luôn niềm tin của mình cho phù hợp với những say mê mới của tôiỢ. Bản thân anh ta rất hài lòng về điều đó Ộmột kiểu nô lệ đầy cao thượngỢ. Người chồng trong ỘLời cảnh báoỢ thì nhồi nhét vào vợ mình ý nghĩ ỘNgười vợ luôn phải biết sợ, nể và phục tùng chồng của mìnhỢ. Trong truyện ỘNhững người đàn bàỢ, Mátvay khuyên người tình những điều Ộphải đạoỢ ỘChị Maria ạ, bây giờ chị phải rửa chân cho anh Vaxili Mắcximứt và phải ăn xúp loãng, và chị hãy làm một người vợ ngoan ngoãn của anh ấyỢ. Trải qua nhiều mối tình, Gurôp cũng có cái nhìn coi thường phụ nữ Ộhầu như bao giờ anh cũng nói đến phụ nữ với một thái độ thù ghét khinh bỉ. Khi có ai bàn đến phụ nữ trước mặt thì anh sẽ gọi họ là thế này: - Loại người hạ đẳng!Ợ. Người phụ nữ chỉ được đặt trong vai trò là thứ phụ kiện của đàn ông, phải phục tùng và chấp nhận để người đàn ông đó quyết định cuộc đời mình. Nhiều nhân vật nam của Sêkhôp cho rằng khi người phụ nữ lấy chồng, một trong những phẩm chất cơ bản là Ộngoan ngoãnỢ, sự ngoan ngoãn của một nô lệ bất kể người chồng đó ra sao, có tình yêu hay không. Suy nghĩ đó đã bao trùm lên rất nhiều cuộc hôn nhân.

Không chỉ đàn ông coi thường phụ nữ, mà bản thân những người phụ nữ trong cũng không ý thức được quyền bình đẳng của mình. Họ tin sự bất bình đẳng đó là nguyên tắc sống tự nhiên mà không mảy may nghi ngờ hay phản đối. Rất nhiều phụ nữ đã sống như thế: Người vợ trong truyện ngắn

ỘMưa dầmỢ, người vợ trong truyện ỘCây vĩ cầm của RothchildỢ, ỘNỗi khổỢ, cách sống của nàng Dusechka trong truyện cùng tên. Người vợ trong ỘChai rượu sâm-banhỢ chấp nhận làm cái bóng, cái cây leo bên cạnh chồng Ộ Cô ta yêu tôi say đắm, như một tên nô lệ của tôi và không chỉ yêu vẻ đẹp trai hay tâm hồn mà yêu cả lỗi lầm, sự giận dữ, nỗi buồn tẻ, thậm chắ cả sự tàn nhẫn của tôi. Trong cơn say rượu, không biết tức giận vào ai, tôi đã làm tình làm tội cô ta bằng những lời của trách càn dởỢ. Thậm chắ người chồng không đòi hỏi thứ tình cảm đó ỘCó điều gì tốt đẹp trong tình yêu quá say mê của cô ta?Ợ. Người phụ nữ trong truyện ngắn ỘVận xấuỢ cả đời nhịn nhục, chấp nhận sự dọa dẫm, mắng chửi của chồng với Ộánh mắt ôn thuận một cách tử vì đạo của một con chó ăn thì ắt mà ăn đòn thì nhiềuỢ. Người đàn ông trong ỘDọc đườngỢ coi thường phụ nữ một phần vì chắnh cách mà họ sống ỘChỉ vì mối tình không đáng một xu của bọn đàn ông mà không ắt phụ nữ gọt đầu đi tu, vứt bỏ gia đình, bỏ xương nơi đất khách quê ngườiẦNhững người phụ nữ bản lĩnh nhất, nếu tôi truyền cho họ niềm say mê của tôi rồi, họ đều theo tôi không cần nghĩ ngợi hỏi han và làm tất cả những gì tôi muốnỢ. Người phụ nữ có thể yêu hoặc không yêu, nhưng trong hôn nhân họ tôn thờ chồng, phụ thuộc quá nhiều vào chồng, tới mức đánh mất bản thân mình, đánh mất khát khao hạnh phúc cho riêng mình. Sêkhôp thương họ, nhưng cũng cười đau xót trên cái sự hi sinh nhẫn nhục của đó. Ông có lần nhận xét (nhân nói về thái độ lý tưởng của Tolstoy đối với dân quê Nga): ỘTôi nhà quê ở trong máu, và tôi chẳng hề bị xúc động bởi những đức hạnh của họ.Ợ

Đây là hệ quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, xã hội phong kiến bảo vệ quyền lợi gia trưởng của người đàn ông, đẩy người phụ nữ xuống trở thành một thứ Ộtài sảnỢ. Xã hội phong kiến bảo thủ tiêm nhiễm tư tưởng này vào đầu con người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tới một lúc nào đó học mặc nhiên

coi đó là lẽ phải. Sự bất bình đẳng ấy thể hiện trên mọi phương diện, hoạt động của xã hội và rõ nét nhất trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, một mặt coi thường phụ nữ, mặt khác, nhân vật của Sêkhôp cũng đánh giá cao vai trò của người phụ nữ là mang lại sự ấm áp cho cuộc sống. Gurôp coi thường phụ nữ nhưng lại không thể sống thiếu họ quá hai ngày, anh tìm thấy sự ấm áp ở nơi phụ nữ ỘGiữa đám đàn ông, bao giờ anh cũng thấy tẻ nhạt, gượng gạo và trở nên lạnh lùng ắt nói. Nhưng bên cạnh phụ nữ thì anh cảm thấy thoải máiẦ ngay cả khi im lặng trước mặt họ anh cũng cảm thấy mình nhẹ nhõmỢ. Phụ nữ luôn mang vẻ đẹp dịu dàng với trái tim vị tha. Likhaep nhấn mạnh ỘCái lòng nhẫn nại cao thượng ấy, lòng chung thủy cho đến chết, cái chất thơ của tâm hồnẦ Ý nghĩa cuộc đời chắnh là ở khả năng chịu khổ hạnh mà không hề than vãn, là ở những giọt nước mắt có thể làm mềm sắt đá, ở tình yêu vô bờ bến, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm, một tình yêu đem lại ánh sáng ấm áp cho cuộc sống đầy rắc rốiỢ. Bằng những tác phẩm của mình, Sêkhôp đã để cho các nhân vật khẳng định lại vị trắ của phụ nữ, họ là người mang lại hơi ấm trong cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, Sêkhôp cũng rất cẩn trọng khi khẳng định vai trò của phụ nữ. Trong thư gửi Xuvôrin, nhà văn viết: ỘAnh bảo đàn bà yêu vì đồng cảm, lấy chồng vì đồng cảmẦ Thế còn đàn ông? Tôi không thắch các nhà tiểu thuyết hiện thực vu khống đàn bà nhưng tôi cũng không thắch khi người ta đội phụ nữ lên vai như Yurina và cố chứng minh rằng nếu họ tệ hơn đàn ông thì dẫu sao đàn ông vẫn là kẻ vô lại còn đàn bà thiên thần. Cả đàn ông và đàn bà đều là hai mặt của một cặp, chỉ có điều đàn ông thông minh hơn và công bằng hơnỢ. (Nguyễn Hải Hà dịch). Một lần nữa, nhà văn khẳng định sự bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà, họ là hai mặt của một cặp, là hai nửa thế giới cùng song hành và khăng khắt hơn trong cuộc sống hôn nhân gia đình.

Khi nói đến nói hôn nhân không thể không nói đến tình yêu. Nó là sợi dây vô hình kết nối hai người lại với nhau, một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất

định phải xuất phát từ tình yêu. Sêkhôp cũng đã để cho các nhân vật trao đổi về mối quan hệ giữa tình yêu và hôn nhân, từ đó đưa ra những quan điểm về sự tồn tại của hôn nhân khi thiếu vắng tình yêu.

Không ắt nhân vật của Sêkhôp tách biệt tình yêu và hôn nhân. Mẹ của Lipa (Trong khe núi) khuyên con gái ỘAi cũng phải lấy chồng con ạ, chuyện này không phải do mình định đoạt mà đượcỢ. Trong suy nghĩ của nhân vật, hôn nhân là số mệnh, hoàn toàn không có sự tham gia của tình yêu và cũng không được quyết định bởi người trong cuộc. Ở mức độ cực đoan hơn, nhân vật Điuđia, Mátvay (Những người đàn bà) khẳng định vai trò của hôn nhân đồng thời phủ nhận tình yêu ỘĐã lấy chồng thì phải ở với chồng! Ờ Lão Điuđia nóiỢ, ỘVợ chồng là gửi xương gửi thịt cho nhauẦ Trên đời này, chịu đựng những nỗi khổ của người chồng hợp pháp gây ra vẫn còn hơn là sau này phải nghiến răng mà chịu nhục hình ở địa ngụcỢ. Đối với họ, hôn nhân là điều quan trọng, thậm chắ để bảo vệ giá trị đó, con người phải từ chối tình yêu và hạnh phúc. Đây không phải quan niệm của một vài cá nhân, mà là thứ thuốc đầu độc tâm hồn con người trong bầu không khắ ngột ngạt của xã hội. Cá nhân phải từ bỏ hạnh phúc bản thể của mình để bảo vệ nền tảng đạo đức phong kiến.

Trong truyện ngắn Sêkhôp, cũng có những nhân vật tiến bộ hơn, đã đánh giá cao vai trò của tình yêu trong hôn nhân hôn nhân. Nhưng bài toán về hạnh phúc thì vẫn bỏ ngỏ. Trong truyện ngắn ỘCuộc đấu súngỢ, nhân vật Laevki sự thiết yếu của tình yêu khi tiến đến cuộc sống gia đình ỘLấy vợ không cần tình yêu cũng bỉ ổi như làm thánh lễ mà không có đức tinỢ. Thế nhưng tình yêu là thứ rất mong manh và khó nắm giữ. Bản thân nhân vật đã rơi vào tình trạng không còn tình yêu với người phụ nữ của mình, còn người phụ nữ đó thì sợ tiến đến chuyện hôn nhân hợp pháp Ộnếu chúng tôi cưới nhau thì mọi chuyện sẽ không khá hơn. Ngược lại còn tồi tệ hơnỢ. Đó là cảm giác hoài nghi về sức mạnh và sự tồn tại của tình yêu trong hôn

nhân. Sêkhôp từng viết trong Sổ tay : ỘTình yêu hoặc là một cái gì trước kia vốn lớn lao nhưng nay chỉ còn là tàn tắch, hoặc là một phần nào đó của cái sẽ trở thành lớn lao trong tương lai. Nhưng hiện tại nó không làm cho người ta thõa mãn, nó mang lại cho con người rất ắt so với những gì người ta chờ đợiỢ. Trong ỘAdriatnaỢ, 1895, ông viết: Tình yêu đồng nghĩa với hạnh phúc. Ở Nga, người ta coi thường những cuộc hôn nhân không có tình yêu, sự dâm dục thật nực cười và gợi lên sự ghê tởm, và những tiểu thuyết hay truyện ngắn thành công nhất là những tác phẩm trong đó có các phụ nữ đẹp, thơ mộng và có học thứcẦ Nhưng chắnh ở đó mới có đau khổ. Cho tới khi chúng ta kết hôn hay gắn bó với một người vợ, mới hai ba năm trôi qua thì chúng ta đã cảm thấy như bị lừa gạtẦỢ.

Nhận thức được vai trò và sự biến thiên của tình yêu, song đối mặt với điều đó như thế nào? Đối với Laevki, anh muốn kết thúc bởi tiếp tục sống với nhau khi đã hết yêu chỉ là sự dối trá. Samoilenko lại quan niệm: ỘBản thân tôi cũng tán thành những cuộc hôn nhân ngoài nhà thờ,Ầnhưng theo tôi một khi đã lấy nhau, thì cẩn phải sống với nhau cho tới lúc chếtỢ, Ộtrong cuộc sống gia đình, điều chủ yếu nhất là chịu đựngẦ Không phải tình yêu mà là sự chịu đựng. Tình yêu không thể kéo dài lâu được. Cậu sống hai năm trong tình yêu còn bây giờ là cuộc sống gia đìnhẦ cậu buộc phải vận dụng mọi sức chịu đựng của mìnhỢ. Nhân vật của Sêkhôp có những cách khác nhau đối diện và duy trì hôn nhân. Nhưng cả hai gặp nhau ở một điểm chung đó là sự hoài nghi sự tồn tại của tình yêu, hạnh phúc khi bước vào cuộc sống gia đình.

Trong các tác phẩm của mình, Sêkhôp nhiều lần đặt ra vấn đề hạnh phúc. Sêkhôp để các nhân vật của mình tranh luận và đưa ra quan niệm hạnh phúc khác nhau. Trong truyện ngắn ỘỞ nơi đày ảiỢ, các nhân vật sống cuộc sống buồn tẻ nơi Ộđồng không mông quạnhỢ, một nơi có vẻ như không đáng sống Ộkhông có một thứ rau cỏ, hoa quả gì cả, người thì rặt những loại nát

rượu, vô học, chẳng có ai mà giao lưuỢ. Mỗi người tự tìm kiếm hạnh phúc cho mình bằng những cách sống khác nhau. Lão từng khuyên một nhân vật ỘNếu ông muốn tìm hạnh phúc cho mình thì điều trước tiên là đừng cầu mong cái gì hếtỢ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không cần gì hết ỘKhông có cái gì gọi là bố, mẹ, là vợ, là tự do, không cần gì cả!Ợ. Bằng cách đó, ông già Xêmiôn tự mãn nguyện với cuộc sống của mình ỘCầu mong cho người nào cũng được sống như lão đâyỢ. Quan niệm về hạnh phúc này phủ nhận tất cả mọi thứ, phủ nhận cả những khao khát, ước muốn hạnh phúc gia đình để chấp nhận và vui với cuộc sống hiện tại. Suy nghĩ của nhân vật Tácta đối lập với quan niệm đó. Tácta cho rằng cuộc sống Ộkhông có gìỢ của lão Xêmiôn thật khổ. Anh ta chấp nhận ỘSống một ngày hạnh phúc còn hơn chẳng được gì cảỢ, ỘNếu vợ anh đến đây một ngày hay thậm chắ một giờ thôi, thì để đánh đổi lấy hạnh phúc ấy, anh ta sẵn sàng chịu đựng mọi điều khổ ải mà vẫn tỏ lòng biết ơn Thượng đếỢ. Bản thân sự đau khổ của nhân vật đã hàm nghĩa sự khao khát vượt qua thực tại, khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Quan niệm về hạnh phúc của nhân vật Nikitin trong truyện ngắn ỘThầy giáo dạy vănỢ, khi tâm sự với vợ về hạnh phúc hôn nhân của mình: Anh không coi hạnh phúc của mình là một cái gì ngẫu nhiên đến với anh, như từ trên trời rơi xuống. Hạnh phúc này là một hiện tượng tự nhiên tuần tự, đúng đắn, hợp với logic. Anh tin rằng con người là người sáng tạo ra hạnh phúc của mình và bây giờ anh chỉ hưởng chắnh cái mình gây dựng nên. Vâng, anh nói thẳng rằng hạnh phúc ấy anh tạo nên và anh có quyền hưởng nóẦ Mồ côi nghèo khổ, một thời thơ ấu bất hạnh, thời thanh niên buồn chán, tất cả những cái đó là cuộc đấu trang, là con đường mà anh đã mở ra để đi đến hạnh phúcẦỢ. Đó là thời điểm nhân vật đang cảm thấy hạnh phúc và hết sức hài lòng với cuộc hôn nhân của mình. Nhân vật cho rằng hạnh phúc đến một cách tự nhiên khi con người biết đấu tranh. Nhưng rồi đó chưa phải là hạnh phúc

đắch thực. Nhân vật mơ đến một cuộc sống khác ỘMột cuộc sống mới, căng thẳng, có ý thức đã bắt đầu và nó không thể nào phù hợp với sự yên tĩnh và hạnh phúc cá nhân đượcỢ. Hạnh phúc phải là điều gì đó cao hơn hạnh phúc cá nhân, vượt ra ngoài hạnh phúc hôn nhân tầm thường và tẻ nhạt.

Sêkhôp không hề áp đặt lên độc giả quan niệm hạnh phúc thế nào mới đúng. Tác giả đưa ra những quan niệm khách quan, nó hình thành với sự trưởng thành của nhân vật. Sêkhôp chỉ gợi lên trong độc giả của mình ý thức và khao khát hạnh phúc. Hạnh phúc không dễ dàng có được, mỗi người phải tự phán xét và tìm cho mình quan niệm phù hợp nhất. Nhưng hạnh phúc không phải là thứ vĩnh hằng bất biến, hạnh phúc phải luôn được làm mới, phải vượt ra ngoài phạm vi hạnh phúc cá nhân mới có thể tồn tại lâu dài.

Trong tác phẩm, Sêkhôp hiếm khi phát biểu trực tiếp những tư tưởng, quan niệm của mình mà hầu hết các quan niệm sống thường là tiếng nói của nhân vật. Bởi bản thân ông là một nhà văn rất tôn trọng sự thật khách quan. Sêkhôp cho rằng ỘCần phải viết về những gì anh thấy, những gì anh cảm thấy,

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w