Chi tiế tỜ tắn hiệu thẩm mỹ và mạch ngầm văn bản trong chuyện hôn nhân

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 111 - 117)

CHƯƠNG 2 HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH

3.3. Chi tiế tỜ tắn hiệu thẩm mỹ và mạch ngầm văn bản trong chuyện hôn nhân

chuyện hôn nhân

Khái niệm ỘMạch ngầm văn bảnỢ trong văn học chưa hoàn toàn thống nhất. Trong bài viết ỘMạch ngầm văn bản truyện ngắn ChekhovỢ, tác giả Đỗ Hải Phong đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. ỘTrong giới nghiên cứu có khuynh hướng qui nó về khái niệm "hàm ý" (tiếng Nga: импликация ;tiếng Anh: implication) và do vậy mở rộng phạm vi khái niệm của nó tới

gần như vô hạn định. Nhà nghiên cứu D.Zatonsky từng tuyên bố: "Tạo nên hình tượng có nghĩa là tạo nên cả mạch ngầm văn bản... mạch ngầm văn bản có trong mỗi tác phẩm văn học". Không đồng tình với ý kiến đó, tác giả cho rằng Ộmạch ngầm văn bản tồn tại với những "tắn hiệu" được tác giả cố ý sắp đặt dường như rời rạc, tình cờ trên bề mặt văn bản, nhưng thực chất lại có khả năng kết hợp thành một Ộdòng chảyỢ ngữ nghĩa, ngữ cảm ngầm dưới văn bản; Ộdòng chảyỢ này có thể được thiết lập nhờ sự tổng hợp, liên tưởng, liên kết, đối chiếu các "tắn hiệu" với nhau và với vốn tri thức, xúc cảm chung mặc định giữa tác giả và độc giả; không cần phải làm tăng độ dài của văn bản, mạch ngầm văn bản bổ sung thêm một lớp nghĩa cho văn bản hoặc làm biến đổi lớp nghĩa trực tiếp chứ không thay thế hoàn toàn lớp nghĩa đó (như trong phúng dụ hay tượng trưng).

Trong khi kể chuyện hôn nhân, gia đình của các nhân vật, Sêkhôp đưa vào đó nhiều chi tiết tưởng như vặt vãnh và tình cờ. Tuy nhiên đúng như tác giả từng tuyên bố ỘTrong nghệ thuật, cũng như trong cuộc sống không có gì tình cờ hết cảỢ. Những chi tiết đó, tự nó hoặc liên kết với những chi tiết thẩm mĩ khác, tạo nên một lớp nghĩa mới sâu hơn lớp nghĩa hiển thị trên mỗi câu chữ của truyện ngắn. Người đọc có thể vô tình bỏ qua, bởi nó xuất hiện không thật sự đáng chú ý mà chỉ như một sự vật, một sự việc xảy ra tình cờ trong muôn vàn sự kiện nhỏ nhặt diễn ra hàng ngày. Những Ộchi tiết thẩm mỹỢ đó có thể thấy trong nhiều truyện ngắn kể về hôn nhân như ỘThày giáo dạy vănỢ, ỘTu sĩ vận đồ đenỢ, ỘBa nămỢ,Ầ

Trong truyện ỘThày giáo dạy vănỢ, từ Ộthô bỉỢ lặp đi lặp lại như một lời nói cửa miệng vô nghĩa của ông bố. Lần đầu tiên là khi Nikitin vừa về đến nhà Manhiuxia, ông bố đang ngồi với những người bạn thì bỗng: ỘThật là thô

bỉ! - Ông nói Ờ Thật là thô bỉ quá mức! Đúng thế, thô bỉ thật!Ợ. Từ ngày yêu Manhiuxia, Nikitin bị hấp dẫn bởi mọi thứ trong căn nhà này, ngay cả từ Ộthô bỉỢ mà ông già thường nói. Lần thứ hai Nikitin nghe thấy ông bố nói lời này khi đang tranh cãi với Varia về việc Puskin có là nhà tâm lý học hay không. Nikitin bực bội Ộbật dậy ôm đầu vừa rên vừa đi quanh bàn rồi ngồi ở đằng xaỢ, bỗng có tiếng ông bố vang lên ỘĐó là chuyện thô bỉ! Tôi đã nói như thế với ông tổng đốc: bẩm quan lớn, đó là chuyện thô bỉ?Ợ. Cuộc đối thoại của ông già Shelestov đã diễn ra từ lúc nãy, bất chợt xen ngang vào cuộc tranh luận giữa Nikitin và các sĩ quan nghe có vẻ không khớp. Nhưng ngay khi nghe âm thanh ấy, Nikitin kêu lên ỘTôi không tranh cãi nữa!Ợ. Ở đây, hai cuộc hội thoại bị lẫn vào nhau . Tuy nhiên, từ Ộthô bỉỢ của nhân vật ông bố xuất hiện lúc này lại tạo ra một mạch ngầm văn bản sâu hơn. Nikitin nghe được từ đó và ngừng cuộc tranh luận đột ngột là bởi vì trong vô thức của nhân vật, anh ta dần dần hình thành cảm giác về cuộc sống đang diễn ra đúng là có phần nào Ộthô bỉỢ. Trong cuộc tranh luận này, những người tham gia không nhằm đi đến một kết quả khoa học. Âm thanh ấy đã tác động đến suy nghĩ của nhân vật nhưng vẫn còn mơ hồ và có phần vô thức. Lần thứ ba, đó là ở gần cuối truyện, sau khi Nikitin suy nghĩ về hôn nhân, hạnh phúc cá nhân, cuộc sống mới. Nikitin về đến nhà, gặp bố vợ và chị vợ đến ăn trưa, bố vợ anh luôn miệng nói rằng giới trẻ bây giờ thật ắt lịch thiệp ỘThật là thô bỉ, - Ông nói. Ờ Tôi nói thẳng với ông ta như thế. Thưa ngài, ngài thật thô bỉ?Ợ. Nikitin mỉm cười, nhưng ngay sau đó, anh về phòng đóng cửa lại và ghi vào nhật ký ỘChung quanh tôi tất cả đều tầm thường ti tiệnẦỢ. Lúc này ý thức về cuộc sống buồn tẻ, tầm thường xung quanh đã trở nên rõ ràng hơn. Câu nói Ộthật là thô bỉỢ của ông bố lặp đi lặp lại như một minh chứng sắc nét cho cuộc sống gia đình tù túng nói riêng và cái xã hội ti tiện đương thời ấy nói chung.

Cũng trong truyện ngắn này, Sêkhôp miêu tả âm thanh tiếng con chó nhỏ lặp đi lặp lại bốn lần. Ban đầu Nikitin để ý đến nó như một thứ âm thanh quen thuộc trong muôn vàn âm thanh sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Sau này, tiếng Ộgâu gâuỢ lại gây chú ý của Nikitin những khi anh tranh luận với cô chị Varia, khi anh nhận ra các căn phòng buổi sáng Ộbốc lên cái mùi của chuồng nuôi súc vậtỢ. Khi Nikitin tranh luận với vợ, cảm thấy giận dữ và Ộmuốn nói với Manhiuxia một cái gì thô bạo, thậm chắ anh muốn bật dậy và đánh nàngỢ, tiếng con Musơca lại kêu Ộgâu, gâu, gâuỢ. Âm thanh này gây thêm khó chịu cho Nikitin. Nó lặp đi lặp lại gây ám ảnh cho người đọc về cuộc sống buồn chán đang tồn tại, về những thứ tẻ nhạt hàng ngày cứ diễn đi diễn lại một cách mệt mỏi.. Những âm thanh vô nghĩa gây nên không khắ ức chế trong tầng sâu văn bản, thôi thúc một sự đổi thay.

Những chi tiết thẩm mỹ trong truyện ngắn Sêkhôp không chỉ là những âm thanh tác động trực tiếp đến tâm lý nhân vật, mà còn là những sự vật hiện tượng có ý nghĩa nhất định. Chi tiết về chiếc ô Ộkhông còn mới, được quấn chẳng chịt bởi những sợi dây chun đã cũ, tay cầm làm bằng xương trắng thông thường, rẻ tiềnỢ trong truyện vừa ỘBa nămỢ được lặp lại 5 lần ở các thời điểm khác nhau của mạch cốt truyện, nó là minh chứng cho sự biến thiên tình cảm trong dọc chiều dài câu chuyện. Ban đầu, Laptev mang chiếc ô trả cho Iulia. Vì Laptev đang yêu Iulia, nên anh Ộngồi suốt đêm dưới chiếc ô và cảm thấy lâng lângỢ, chiếc ô cũ ấy đối với anh trở nên Ộkỳ diệuỢ và nó Ộmang hương vị của hạnh phúcỢ. Lúc này chiếc ô mang ý nghĩa biểu hiện tình yêu và hạnh phúc của chàng trai. Đối với cô gái, đó chỉ là chiếc ô bình thường: ỘAnh cứ lấy đi, nhưng nó chẳng có gì là kỳ diệu cảỢ. Hình ảnh chiếc ô trong suy nghĩ của cô gái, cũng chắnh là suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm giữa hai người, cô gái chưa hề rung động. Đến cuối truyện, tình cảnh như đổi ngược hoàn toàn khi tình cảm của Laptev đã phai nhạt, Iulia chợt nhận ra tình yêu của mình. Iulia nói

với chồng: Ộ...Anh về sớm nhé. Không có anh em rất buồn.Ợ Và Ộsau đó cô ngắm nhìn chiếc ô thật lâuỢ. Lúc này chiếc ô trở nên ý nghĩa đối với Iulia. Ở những thời điểm khác nhau, chiếc ô mang ý nghĩa khác nhau. Đối với người không yêu thì đó là chiếc ô tầm thường, vô nghĩa hay đơn giản là thứ gợi nhớ chút gì về quá khứ. Đối với người đang yêu, nó gần gũi, là ước mơ về tình yêu và hạnh phúc.

Cũng như vậy, quả phúc bồn tử trong truyện ỘKhóm phúc bồn tửỢ cũng vượt lên ngoài ý nghĩa thông thường trở thành một biểu tượng. Nicolai thắch cuộc sống nhàn hạ Ộngồi trong bàn giấy, ăn mắt cây nhàỢ, đi picnic trên bãi cỏ, ngủ dưới ánh nắng và nhất định là phải có khóm phúc bồn tử ỘHắn không thể quan niệm lại có thể có một căn nhà hoặc một túp lều ở nhà quê lại thiếu khóm phúc bồn tửỢ. Hắn lấy một người đàn bà góa, không hề yêu thương cũng vì Ộmuốn mua doanh trại có khóm phúc bồn tửỢ. ỘPhúc bồn tửỢ trở thành biểu tượng cho ham mê vật chất của nhân vật, vì nó mà nhân vật hi sinh cả hạnh phúc hôn nhân của bản thân mình.

Một truyện ngắn khác cũng được Sêkhôp sử dụng hiệu quả Ộchi tiết tắn hiệu thẩm mĩỢ là ỘNgười đàn bà và con chó nhỏỢ. Chi tiết Ộbức ràoỢ trong truyện mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảnh của nàng Anna. Lần đầu tiên nhìn về ngôi nhà nơi Anna ở, Gurôp thấy ngay ỘMột bức rào sắc nhọn màu xám chạy dài phắa trước ngôi nhàỢ. Anh nghĩ ỘNhìn thấy bức rào ấy chắc ai cũng phải bỏ chạyỢ. ỘGurôp vẫn đi, mỗi lúc thêm căm tức bức rào xám xịtỢ. Anh nghĩ về Anna Ộngười đàn bà trẻ từ sáng sớm đến tối mịt phải nhìn thấy cái bức rào đáng nguyền rủa nàyỢ. Bức rào trở không chỉ là vật bao quanh ngôi nhà, nó còn ngăn cách Anna với thế giới bên ngoài, kìm giữ người phụ nữ đang khát khao hạnh phúc. Nó cũng là thứ đang ngăn cản Anna với Gurôp, là rào cản giữa hai con người đang yêu. Bức rào là thứ hữu hình, biểu tượng cho rất nhiều thứ vô hình khác ngăn cách tình yêu của hai nhân vật chắnh: nỗi sợ, tập tục, trách nhiệmẦ

Với Sêkhôp, thủ pháp chi tiết thừa Ờ lặp cũng là tắn hiệu thẩm mĩ tạo nên mạch ngầm văn bản để thể hiện thái độ của người kể chuyện, quan niệm hôn nhân của nhà văn. Trong ỘNhà tu hành vận đồ đenỢ, chi tiết bản tình ca vang lên từ phắa dưới ấy về một người con gái được lặp lại hai lần. Lần đầu là gợi ra câu chuyện huyền thoại về người tu sĩ vận đồ đen đang ám ảnh suy nghĩ cả Kôvơrin. Lần thứ hai là lúc ảo tưởng về Ộmột nhà tu sĩỢ của nhân vật đổ vỡ, ảo tưởng về sự thiên tài sụp đổ, đồng thời hạnh phúc gia đình cũng tan vỡ, cái chết đang đến gần. Sự lặp lại chi tiết đó xác lập rõ nét thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện ngầm phê phán những con người ảo tưởng, xa rời và trốn tránh cuộc sống thực, vươn tới những điều cao siêu không có thật để rồi hạnh phúc hôn nhân cũng không giữ được. Bên cạnh đó, người đọc vẫn có thể cảm nhận được sự thương cảm, xót xa của người kể chuyện đối với bi kịch của nhân vật.

Trong ỘVôlôđia lớn và Vôlôđia béỢ, tiếng ỘTara...ra...bumbia!Ợ vô nghĩa của Vôlôđia bé lặp đi lặp lại ba lần thể hiện thái độ phê phán của người kể chuyện với lối sống vô nghĩa, tầm thường của nhân vật. Đối với Sêkhôp, chắnh những điều tầm thường, vô nghĩa ấy có thể ngăn cản con người tiến gần tới hạnh phúc.

Tựu trung lại, trong các truyện ngắn, Sêkhôp đã sử dụng nhiều chi tiết lặp đi lặp lại, hoặc những chi tiết tình cờ để tạo hiệu quả thẩm mĩ cao. Thoạt đọc, độc giả có thể dễ dàng bỏ qua những chi tiết này, vì nó tồn tại ngẫu nhiên, tình cờ như cách nó tồn tại ngoài cuộc sống. Nhưng nếu để ý kỹ, mới thấy trong truyện ngắn Sêkhôp, nhiều chi tiết tưởng như tình cờ nhưng lại liên kết với nhau tạo nên một tầng nghĩa mới chìm ẩn trong bề sâu văn bản, có thể hoàn toàn khác, có thể hỗ trợ cho lớp nghĩa trên bề mặt văn bản. Những chi tiết đó cũng có ý nghĩa nhất định trong việc xác lập thái độ của người kể chuyện, thể hiện phần nào quan niệm về cuộc sống hôn nhân của tác giả. Tuy nhiên, Sêkhôp cũng rất cẩn trọng khi sử dụng những chi tiết này, bởi như ông từng nhận xét ỘCảm giác về cái lạnh phần nào cùn nhụt đi trong ấn tượng của

độc giả và trở thành nhàm bởi sự lặp lại thường xuyên từ ỘlạnhỢ. Với những chi tiết thẩm mĩ đó, Sêkhôp kể những câu chuyện hôn nhân với nhiều lớp nghĩa sâu sắc.

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w