Tâm lý hôn nhân thể hiện qua độc thoạ

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 97 - 107)

CHƯƠNG 2 HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH

3.2.2. Tâm lý hôn nhân thể hiện qua độc thoạ

Theo cuốn Ộ150 thuật ngữ văn họcỢ của Lại Nguyên Ân thì độc thoại nội tâm là một hình thức thể hiện tâm lý nhân vật, là lời phát ngôn của nhân vật nói với mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong kiểu đối thoại thầm, mô phỏng hành động, suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy tự nhiên của nóỢ.

Giáo sư Nguyễn Hải Hà trong ỘThi pháp tiểu thuyết TônxtôiỢ định nghĩa ỘĐộc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kắn, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm thể hiện đời sống bên trong tâm hồn nhân vật, làm hiện rõ Ộcon người bên trongỢ của nó, bởi vì đây là ngôn ngữ mà nhân vật tự nói về mình một cách thầm kắn, chân thựcỢ [14, 102]

Tônxtôi cũng cho rằng Ộđộc thoại nội tâm là để nhấn mạnh những thời điểm quan trọng trong đời sống tinh thần nhân vật, những trạng thái tâm lý gắn liền với sự tìm kiếm phức tạp của đời sống. Miêu tả hiện tượng này là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn của nghệ thuật nhưng nó lại có khả năng phơi bày cho người đọc thấy sự vận động chuyển biến, mâu thuẫn của tình cảm tâm lý con ngườiỢ.

Khi kể những câu chuyện hôn nhân, Sêkhốp sử dụng số lần độc thoại nội tâm không nhiều và dày đặc bởi nhân vật của ông thường loay hoay với cuộc sống thường nhật hàng ngày, mối quan tâm của họ không phải những vấn đề triết học lớn lao mà là những vấn đề hết sức bình thường trong cuộc sống. Chắnh vì vậy suy nghĩ của nhân vật thường vụt hiện, nhưng vẫn có thể

khiến người đọc day dứt, ám ảnh. Thậm chắ nhiều khi trong câu chuyện, Sêkhôp chỉ sử dụng một câu độc thoại xuất hiện giây lát và ngắn gọn, thế nhưng khả năng biểu hiện tâm lý nhân vật của chi tiết ấy thường rất lớn.

Trong những lời độc thoại mà Sêkhôp sử dụng cũng có hai dạng trực tiếp và gián tiếp.

Độc thoại nội tâm trực tiếp là ngôn ngữ trực tiếp diễn tả thành lời của nhân vật, là lời nói bên trong rất thầm kắn và riêng tư . Do đó tắnh chân thực và giá trị biểu hiện của nó rất cao. Phương thức này phù hợp để miêu tả nội tâm của những nhân vật tư tưởng, nhân vật đi tìm chân lý, những người luôn thường trực những suy nghĩ lớn lao tắch cực. Nhân vật của Sêkhốp không có nhiều thời gian để phân tắch, suy nghĩ quá nhiều, họ bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thế giới bên ngoài, của đời thường. Những vấn đề họ lo lắng cũng mang tắnh cá nhân, gắn với đời thường chứ không mang ý nghĩa lớn lao mang tầm thời đại, cho nên ắt phải độc thoại nội tâm để phân tắch một vấn đề nào đó. Do vậy, độc thoại nội tâm trực tiếp trong truyện ngắn Sêkhốp được sử dụng không nhiều. Tuy nhiên nó vẫn có tạo nên hiệu quả lớn trong miêu tả tâm lý hôn nhân.

Truyện ngắn ỘNgười đàn bà phù phiếmỢ là quá trình biến đổi tâm lý của nhân vật, tình cảm đối với chồng, bị cuốn theo mối tình với anh chàng nghệ sĩ, bừng tỉnh, ân hận. Những cung bậc tình cảm, nhận thức rất phức tạp nhưng tác giả cũng chỉ sử dụng độc thoại nội tâm có bốn lần.

Lần đầu tiên, độc thoại nội tâm của Anna được tả đó là khi nàng ở bên Riabopxki, thời khắc nàng thả hồn hoàn toàn theo những hạnh phúc ngọt ngào mà sự phù phiếm mang lại. Anna choáng ngợp bởi vẻ đẹp lãng tử của anh chàng họa sĩ, ngất ngây với những lời tỏ tình say đắm. Ý nghĩ về chồng thoáng qua trong đầu ỘĐối với anh ấy, một con người bình thường chẳng có gì đặc sắc, thì cái hạnh phúc mà anh ấy được hưởng cũng đã là quá đủẦ Mặc

cho bên ấy, người ta lên án, nguyền rủa, tôi vẫn cố làm trái ý mọi người đây, làm trái ý rồi sẽ chếtẦ Phải thử hết mọi cái trên đời này. Trời ơi, thật là rung rợn và cũng thật sung sướngỢ. Chi tiết ngắn này là những suy nghĩ thầm kắn nhất của Anna, lột tả rõ nhất tắnh cách của nhân vật. Ở đây, thấy rõ sự ắch kỷ của một người phụ nữ ham mê những giá trị nhất thời, phù phiếm. Nàng không nhận thức và cũng không muốn nhận thức đâu là giá trị thật, giá trị ảo. Tất cả chỉ nhằm thỏa mãn cảm xúc nhất thời của chắnh mình. Giá trị của hôn nhân không còn ý nghĩa đối với nhân vật trong thời điểm này. Lần thứ hai, độc thoại nội tâm của Anna xuất hiện khi Đưmôp bị lây bệnh, anh nhờ Anna gọi cho Côrôxchênhép. Nàng sợ hãi lo lắng ỘChuyện này là chuyện gì vậy? Ờ Onga nghĩ, lạnh toát người vì sợ hãi Ờ Bệnh đó nguy hiểm lắm kia!Ợ. Lần thứ ba đó là khi Đưmôp hấp hối, Anna nghĩ về những sai lầm của mình, đó là vũng bùn nhầy nhụa mà nàng đã rơi vào chỉ vì những ham muốn trống rỗng; ỘTrời ơi, tôi đã lừa dối một cách kinh khủng như thế nào! Ờ Nàng vừa nghĩ vừa nhớ lại mối tình bồng bột của nàng với Riabôpxki. Ờ Thật đáng nguyền rủa quá chừng!Ợ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ nhận thấy trong tâm lý người vợ lúc này là sự ân hận, dằn vặt bản thân. Lần thứ tư, ngồi ăn cơm với Côrôxchênhép, nàng nghĩ ỘLẽ nào không đáng chán khi phải là một người bình thường, không có gì là nổi bật, không có tiếng tăm. Thêm nữa lại có một bộ mặt dúm dó và những cử chỉ vụng về như thế!Ợ. Với bốn lần độc thoại tâm, những sóng gió trong tâm hồn nhân vật đã được thể hiện rõ nét.

Trong những truyện ngắn khác, độc thoại nội tâm cũng thường rất ngắn gọn. Có thể nhân vật thoáng nghĩ, rồi ngay lập tức lại trở về với nhịp sinh hoạt đời thường, hoặc những suy nghĩ đó nhanh chóng bị ngắt quãng. Nhưng qua tài năng của Sêkhôp, tâm lý hôn nhân của nhân vật hiện lên rất rõ.

ỘNgười đàn bà có con chó nhỏỢ là một trong số ắt những truyện ngắn được Sêkhôp sử dụng độc thoại nội tâm trực tiếp với tần suất lớn. Từ đầu đến

cuối truyện, tác giả để cho nhân vật Gurôp độc thoại trực tiếp bảy lần, những chi tiết độc thoại này thể hiện khá rõ phong cách của Sêkhôp.

Độc thoại nội tâm xuất hiện ngay đầu tác phẩm khi Gurôp trông thấy Anna ỘNếu nàng ở đây một mình, không có chồng bên cạnh, không có người quen, thì việc bắt chuyện làm quen với nàng có lẽ không phải là thừaỢ. Sau lần gặp đầu tiên với Anna, buổi tối trở về phòng Gurôp nghĩ ỘỞ nàng vẫn có một cái gì tội nghiệp đáng thươngỢ rồi sau đó ngủ thiếp đi. Trông thấy nàng, Gurôp nhớ về những mối tình của mình ỘKhông biết trong đời mình còn thiếu những cuộc gặp gỡ nào nữa!Ợ. Sau khi tiễn Anna lên tàu, một mình đứng ở sân ga, trong cái lạnh của mùa thu, Gurôp vừa đi ra khỏi nhà ga vừa nghĩ ỘCả mình cũng đến lúc trở về phương Bắc thôi. Đi thôi!Ợ. Thời gian Gurôp đến Pêtécpua tìm Anna, Sêkhôp đã để nhân vật độc thoại nội tâm liên tục. Khi đứng trước cửa nhà Anna, Gurôp nghĩ ỘNhìn thấy bức rào ấy chắc ai cũng phải bỏ chạyỢ. Trở về khách sạn, nhân vật chán nản, tự vấn bản thân mình ỘToàn là chuyện ngu xuẩn và rắc rốiỢ, ỘChẳng hiểu vì sao lại ngủ đẩy giấc mất thế. Biết làm gì đêm nay đâyỢ, ỘĐấy, người đàn bà có con chó nhỏ của anh đấy, cuộc phiêu lưu của anh đấyẦ Bây giờ thì cứ ngồi thế nhé!Ợ. Khi đến nhà hát tìm Anna, Gurôp cũng có những độc thoại ngắn ngủi ỘRất có thể nàng sẽ xem những cuộc công diễn lần đầuỢ, ỘTrời, có những người này, những dàn nhạc này để làm gìỢ Ầ Cuối tác phẩm, một lần nữa Gurôp độc thoại, tự vấn bản thân ỘLàm sao? Làm sao? Làm sao bây giờ?Ợ

Những ý nghĩ độc thoại của Gurôp xuất hiện rời rạc, rải rác trong tác phẩm thường được thể hiện qua những câu văn cực ngắn, có khi là lời phỏng đoán, có khi chỉ là nhận xét vu vơ, không mang nhiều ý nghĩa phân tắch, phán đoán về các nhân vật khác. Chẳng hạn khi miêu tả những suy nghĩ thoáng hiện lên trong đầu nhân vật rồi tan biến, Sekhop đã vận dụng 4 câu độc thoại của Gurop về Anna, đa phần là những câu hỏi day dứt về hiện tại ỘBiết làm

gì?Ợ, Ộđể làm gìỢ, Ộlàm saoỢẦ Những câu hỏi nhân vật tự đặt ra và vẫn còn bỏ ngỏ cho thấy những phân vân có phần bế tắc của nhân vật trong cuộc tình ngoài biên giới hôn nhân.

Trong truyện ỘVôlôđia lớn, Vôlôđia béỢ, có chi tiết Xôphia bất chợt hạnh phúc vì cảm thấy rất yêu chồng: ỘÔi anh thân yêu của em! Anh thật là kỳ diệu!Ợ. Trước đó nàng từng nghĩ về việc mình lấy chồng vì giận dỗi, giờ đây khi nhận thấy tình yêu đối với chồng, nàng vô cùng sung sướng. Thế nhưng nhân vật chưa kịp suy tư về tình cảm và cuộc hôn nhân của mình thì suy nghĩ ấy tan biến nhanh chóng, nàng lại trở về trạng thái hiện tại, vào quán ăn với mọi người. Sự tẻ nhạt, giả dối trong tình cảm gia đình của nữ nhân vật đã được nhà văn phát hiện qua một vài chi tiết có vẻ như vặt vãnh.

Nhân vật Anna trong truyện ỘHuân chương Anna nhị đẳngỢ tuy suy nghĩ rất nhiều về cuộc hôn nhân, về cuộc sống của mình nhưng Sêkhôp cũng chỉ sử dụng hai lời độc thoại nội tâm trực tiếp. Lần thứ nhất là sau đám cưới, ngồi trên xe nàng nghĩ thầm ỘÔi, tôi bất hạnh quá! Tại sao tôi lại bất hạnh đến thế này?Ợ. Lần thứ hai là sau cuộc đối thoại ngắn với cha trong vũ hội, nàng bị một vũ khách kéo đi, nàng nhìn cha qua vai bạn nhảy và nghĩ ỘNhững khi tỉnh, ông cụ đáng yêu quá!Ợ. Sau đó Anna nhanh chóng bị cuốn vào điệu nhảy muzurk với viên sĩ quan to lớn, sang trọng. Tuy độc thoại nội tâm trực tiếp chỉ xuất hiện hai lần với hai nội dung khác nhau nhưng cũng cho thấy ý thức của nhân vật về sự bất hạnh trong hôn nhân của mình.

Trong truyện ngắn ỘTu sĩ vận đồ đenỢ, Kôvơrin dành nhiều thời gian sống với thế giới riêng của mình. Sêkhôp để cho nhân vật độc thoại 4 lần, thì chỉ có lần đầu tiên suy nghĩ của Kôvơrin hướng tới Tania ỘTrời, cô ta đã lớn thế kia!Ợ. Đây cũng là thời điểm Kôvơrin nảy sinh cảm tình với cô gái trẻ. Về sau Kôvơrin chỉ suy nghĩ về công việc, về Ộvị tu sĩỢ và cảm xúc của mình: ỘThật là một nghề đẹp đẽ, đáng yêu và lành mạnhẦỢ, ỘMình vẫn khoan khoái

trong người mà mình chẳng làm hại ai cả, vậy thì thị giác của mình không có gì hỏng cảỢ, ỘẢo ảnh thế là tan rồi. Chà! Tức thật!Ợ. Ban đầu, Kôvơrin còn suy nghĩ về các nhân vật khác trong gia đình, đến Tanhia, người vợ của anh ta. Nhưng càng về sau, anh chỉ say sưa sống trong thế giới huyền ảo của riêng mình, đến khi ân hận thì cuộc hôn nhân đã đổ vỡ.

Trong truyện ỘThày giáo dạy vănỢ, Sêkhôp để cho nhân vật không ắt lần độc thoại trực tiếp về chuyện tình cảm của mình: ỘMình nói thực, thề với Chúa là mình sẽ không nhút nhát nữa và hôm nay sẽ tỏ tìnhỢ , ỘSao cô ta lại nhìn mình như thế?... Ôi cô ta còn non trẻ quá, ngây thơ quá!Ợ, ỘMình sẽ mời cô ấy ra vườnẦỢ. Sau hôn nhân, còn đôi lần Nikitin độc thoại, thường là về bản thân, vấn đề công việc ỘCũng phải đọc thôi, mà đọc Létxing thì có ắch gì? Thây kệ!Ợ, về chuyện thiên hạ bàn luận về mình: ỘChậc, chả ra làm sao cả!Ợ, về chuyện gia đình: ỘChuyện nhảm nhắẦ Anh còn cần cái thế giới nào khác nữa? Thật là vớ vẩn!Ợ. Những lời độc thoại nội tâm về sau thường là những câu cảm thán không có nội dung cụ thể, nhằm tự trấn an mình. Cuộc sống tầm thường vô vị hàng ngày xâm lấn tâm hồn Ộthầy giáo dạy vănỢ. Đến cuối tác phẩm, một lần nữa nhân vật độc thoại trực tiếp, độc thoại trở thành phương tiện để nhân vật đối mặt với chắnh bản thân mình, thực sự ý thức về cuộc sống ỘLạy Chúa tôi ở đâu thế này? Xung quanh tôi tấy cả đều tầm thường ti tiệnẦỢ. Độc thoại nội tâm trực tiếp đã mở ra bi kịch hôn nhân gia đình nhàm tẻ của nhân vật.

Sêkhôp đã sử dụng độc thoại nội tâm trực tiếp một cách chừng mực nhưng rất hiệu quả trong miêu tả tâm lý, trạng thái tình cảm của nhân vật. Ông không cố gắng miêu tả cặn kẽ, lý giải từng vận động tâm lý của người vợ - người chồng trong cuộc sống hôn nhân với những cung bậc tình cảm chuyển biến nhỏ. Có thể bản thân lời độc thoại không mang nội dung cụ thể, sâu sắc, nhưng cách thức độc thoại bao giờ cũng gợi tả được thế giới tâm lý của nhân

vật. Cái mà Sêkhôp muốn nắm bắt và thể hiện, đó là thông qua những ý nghĩ ấy, người đọc nhận thấy tình cảm của nhân vật đi theo hướng nào, có quan tâm nhiều đến bạn đời không, còn yêu hay đã phai nhạt.

Để diễn tả những cảm xúc, những trạng thái phức tạp của tình cảm trong hôn nhân, Sêkhốp còn sử dụng lời nửa trực tiếp. Đây là hình thức độc thoại có khả năng lôi kéo không chỉ nhà văn mà cả bạn đọc tham gia vào diễn biến tâm trạng của nhân vật. Sêkhốp đã sử dụng dạng độc thoại này với tần số cao kắch thắch sự đồng sáng tạo của độc giả.

Trong tác phẩm tự sự khi lời thuyết minh tâm lý của tác giả tách biệt với lời thoại của nhân vật thì sẽ tạo ra kiểu độc thoại nội tâm thuần túy. Nhưng khi chúng hòa lại với nhau sẽ tạo lời nửa trực tiếp. Theo ỘDẫn luận thi pháp họcỢ của Trần Đình Sửu thì ỘLời nửa trực tiếp là lời của người trần thuật với lời lẽ, ý nghĩ ngữ điệu nhân vật nhằm bộc lộ nội tâm nhân vậtỢ, nó tạo nên tắnh Ộđa thanh phức điệuỢ(Bakhtin) cho hình thức tự sự.

Khảo sát truyện ngắn Sêkhốp, nhận thấy dạng lời nửa trực tiếp xuất hiện nhiều. Theo nhà nghiên cứu Truđacôp, từ giai đoạn 1890 trở đi, tác giả có xu hướng nhập vào quan điểm suy nghĩ của nhân vật, sống bầu không khắ của nhân vật, do đó hình thức độc thoại nửa trực tiếp được sử dụng với tần số cao. Sự pha trộn giữa lời nhân vật và lời người trần thuật cho phép nhà nghệ sĩ ngôn từ thâm nhập vào mọi ngóc ngách bắ ẩn trong tâm hồn con người, phát hiện ra những biến đổi trong tình cảm mà không cẩn thể hiện ra bên ngoài hành vi. Cảm xúc đối với cuộc hôn nhân của các nhân vật được thể hiện rõ nét hơn với nhiều cung bậc, chiều sâu khác nhau.

Trong truyện vừa ỘCuộc đấu súngỢ, sự thay đổi trong tình cảm của Laepxki được khắc họa rõ qua chi tiết miêu tả suy nghĩ của nhân vật này: ỘTất cả những gì anh đọc chống lại đàn bà và tình yêu, anh đều cảm thấy sao mà đúng với anh, với Nadezda Fedorovna và chồng nàng đến thế. Khi anh về tới

nhà thì nàng đã quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, với vẻ mặt đãm chiêu đang uống café và đọc tạp chắ lớn. Anh nghĩ Ờ uống café Ờ chẳng phải là sự kiện to tát gì mà phải làm ra vẻ mặt tư lự đãm chiêu như thế, cũng chẳng việc gì phải tốn thời gian cho kiểu trải tóc thời thượng, là bởi ở đây chẳng trưng được cho ma nào cả, và cũng chẳng phải để cho anh..Ợ. Những diễn biến tinh vi, những góc khuất trong tâm trạng của nhân vật được nhà văn dùng hình thức độc thoại nửa trực tiếp để thâm nhập. Khi tác giả nhập vào giọng điệu Laevski thì nhân vật này được miêu tả từ bên trong, nhằm lý giải cặn kẽ diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Đó là sự chán chường, nỗi chán ghét ứa đầy, tới mức mà mọi chi tiết, đặc điểm của người vợ đều

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w