Thành phần hóa học của cây Chùm ngây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 42 - 46)

Ảnh hƣởng của các loại phân bón đến năng suất của cây Chùm ngây qua 2 lứa cắt còn thể hiện qua các thành phần hóa học trong cây Chùm ngây sau khi thu hoạch của cây đƣợc thể hiện qua bảng 4.7 và bảng 4.8.

Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cây Chùm ngây của các nghiệm thức trong lứa 2

Chỉ tiêu (%) Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC VCK 19,02 19,44 19,77 0,48 0,575 CP 21,88 20,57 20,19 0,64 0,223 ADF 23,39 24,62 23,07 0,51 0,158 NDF 42,35 40,92 42,54 0,82 0,376 Ash 9,82 10,35 10,56 0,75 0,784

Các chỉ tiêu về VCK, CP, ADF, NDF và Ash (tro) của các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy các loại phân bón không làm ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của cây chùm ngây. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013) và Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) cũng cho rằng phân bón không ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của cây.

Từ kết quả của bẳng 4.7 cho thấy hàm lƣợng CP trong cây Chùm ngây trong thí nghiệm lại thấp hơn so với một số loại cây thức ăn gia súc khác nhƣ: Bình linh (26,57%), Caliandra calothyrsus (25,73%) nhƣng lại cao hơn cây Flemingia macrophulla (21,04%) (Võ Anh Thi, 2007) ở nghiệm thức HC.

32

Bảng 4.8: Thành phần hóa học của cây Chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa thứ 3

Chỉ tiêu (%) Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC VCK 19,26 20,08 20,24 0,47 0,346 CP 19,80 20,49 20,48 1,01 0,862 ADF) 24,41 22,71 20,94 0,94 0,101 NDF 39,89 41,38 39,98 0,70 0,308 Ash 11,12 11,53 10,37 0,69 0,526

Qua bảng 4.8 ta thấy Các chỉ tiêu về VCK, CP, ADF, NDF, Ash của các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả bảng 4.7 và bảng 4.8 thì các thành phần VCK, ADF, NDF, Ash ở cả 2 lứa lại cao hơn so với kết quả của Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) (VCK: 18,90, ADF: 17,06, NDF: 21,50, Ash: 8,57) và của Bạch Tuấn Kiệt (2007) (VCK: 14,69, ADF: 24,99, NDF: 35,32, Ash: 11,45). Tuy nhiên hàm lƣợng CP của cây Chùm ngây trong thí nghiệm lại thấp hơn của kết quả của Lƣu Mãnh et al (2005) với 25,92%, thấp hơn của Bạch Tuấn Kiệt (2007) là 28,03% và thấp hơn một số loại cây thức ăn gia súc khác nhƣ: Bình linh (26,57%), Caliandra calothyrsus

(25,73%), cây Flemingia macrophulla (21,04%) (Võ Anh Thi, 2007).

Phân bón không chỉ ảnh hƣởng đến năng suất chất xanh, chất khô của cây Chùm ngây mà còn ảnh hƣởng đến năng suất của CP qua hai lần thu hoạch khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng 4.9 và bảng 4.10

Bảng 4.9: Năng suất chất xanh, chất khô và năng suất CP của cây Chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 2 (tấn/ha)

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P

HC VC VC*HC

Năng suất xanh 6,10b 6,93a 6,72a 0,11 0,004

Năng suất khô 0,88b 1,06a 1,02ab 0,04 0,035

Năng suất CP 0,19 0,22 0,21 0,31 0,309

Chú ý: a,b,c những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Năng suất CP của các nghiệm thức ở lứa 2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P=0,309), cả ba nghiệm thức đều cho năng suất CP cao. Tuy nhiên,

33

nghiệm thức VC có năng suất cao nhất với 0,22 tấn/ha, tiếp đến là nghiệm thức VC*HC là 0,21 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức HC với 0,19 tấn/ha. Tuy năng suất CP giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa, nhƣng năng suất chất khô và chất xanh lại khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) điều đó cho thấy sử dụng phân bón khác nhau có ảnh hƣởng đến năng suất của cây.

Bảng 4.10: Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây Chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 3 (tấn/ha)

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P

HC VC VC*HC

Năng suất xanh 6,39b 7,43a 7,14ab 0,22 0,004

Năng suất khô 0,95b 1,20a 1,13ab 0,05 0,026

Năng suất CP 0,22b 0,29a 0,26ab 0,13 0,017

Chú ý: a,b,c những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Ở lứa 3, năng suất CP của các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,017), nghiệm thức VC tiếp tục cho năng suất cao ở lứa 3 với 0,29 tấn/ha, nghiệm thức VC*HC cho năng suất tƣơng đƣơng là 0,26 tấn/ha và thấp nhất là HC 0,22 tấn/ha Ngoài ra, năng suất CP ở lứa 3 còn cao hơn năng suất CP thu hoạch đƣợc ở lứa 2 và lứa đầu tiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013). Sở dĩ kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013) có thể là do, lúc này cây đã trƣởng thành và phát triển, khả năng lấy chất dinh dƣỡng từ đất cao hơn và khả năng biến đổi các chất dinh dƣỡng cao hơn so với lần thu hoạch đầu nên năng suất CP cao hơn. Hơn nữa, các chất dinh dƣỡng trong phân bón hữu cơ ở nghiệm thức HC và VC*HC đã đƣợc phân giải phần nào nên mới cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho cây để cây phát triển và tăng năng suất.

Với kết quả năng suất CP của nghiệm thức VC cao nhất, kế đến là nghiệm thức VC*HC và thấp nhất là nghiệm thức HC. Kết quả này phù hợp với kết quả của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) là nghiệm thức VC cho năng suất CP của cây Keo cũi cao nhất với 0,72 tấn/ha, kết quả tƣơng đƣơng là nghiệm thức VC*HC là 0,66 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức HC với 0,56 tấn/ha. Kết quả này cho thấy hiệu quả khác nhau của các loại phân bón đến năng suất CP của cây trồng rất tốt.

34

Hình 4.6: Năng suất chất xanh, chất khô và CP ở lứa 2 và lứa 3

Từ kết quả bảng 4.9, bảng 4.10 và kết hợp với hình 4.6 ta thấy năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất CP của cây Chùm ngây ở lứa 2 thấp hơn lứa 3 ở cả 3 nghiệm thức HC, VC, VC*HC. Điều đó cho thấy bộ rễ của cây đã phát triển tốt để có thể hấp thu lƣợng dƣỡng chất từ phân bón để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lý, sinh hóa, tăng trƣởng và phát triển của cây. Qua đó cũng thể hiện hiệu quả của việc bón phân đến năng suất của cây Chùm ngây. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy rằng, phân hữu cơ sẽ cho kết quả bón lót tốt hơn là bón thúc, trong khi đó phân vô cơ lại có hiệu quả tốt trong việc bón thúc để cây Chùm ngây đạt năng suất cao.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 NSCX NSCK NSCP NSCX NSCK NSCP Năng suất (tấn/ha) Chỉ tiêu HC VC VC*HC Lứa 3 Lứa 2

35

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)