Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 29 - 30)

Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 11/2014 tại khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ.

3.1.2 Điều kiện thí nghiệm 3.1.2.1 Khí hậu 3.1.2.1 Khí hậu

Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Thành phố Cần Thơ thuộc khu vực ĐBSCL nơi có nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 - 270

C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa tập trung từ tháng 5 - 11, lƣợng mƣa chiếm 99% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 - 4 năm sau, hầu nhƣ không có mƣa. Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trƣởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ (Mạnh Trán, 2013).

Thí nghiệm đƣợc thực hiện vào mùa mƣa, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của cây chùm ngây cũng nhƣ ảnh hƣởng về năng suất chất xanh, chất khô và năng suất CP của cây chùm ngây.

3.1.2.2 Đất

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên nền đất pha cát. Thảm thực vật xung quanh phong phú nhƣ: Đậu biếc, đậu Rồng hoang, cỏ Lông tây, Cúc dại,...

3.1.2.3 Nguồn giống

Thí nghiệm đƣợc thực hiện tiếp theo thí nghiệm của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013) là sau thu hoạch lứa đầu tiên (lứa 1) thì chăm sóc bình thƣờng đến đầu tháng 7 thì tiến hành thí nghiệm bằng cách cắt toàn bộ cây với chiều cao 50 cm (tính từ mặt đất lên), 30 ngày sau tiến hành bón phân với các nghiệm thức nhƣ trên rồi quan sát sự tăng trƣởng của cây.

3.1.2.4 Phân bón

Phân bón sử dụng trong thí nghiệm là phân vô cơ, phân hữu cơ và hỗn hợp phân hữu cơ và vô cơ (Hình 3.1) với thành phần hóa học nhƣ sau:

19

- Phân hữu cơ: N 2,5%, P2O5 3%, K2O 1%, chất hữu cơ 23%, Acid humic 2,5%, CaO 0,05%, Fe 0,001%, Zn 0,001%.

- Hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ (50% vô cơ+50% hữu cơ).

Hình 3.1: Phân hữu cơ, vô cơ sử dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 29 - 30)