Năng suất chất xanh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)

Hiệu quả của việc sử dụng phân bón ở các nghiệm thức đến cây Chùm ngây phản ánh rất rõ thông qua năng suất chất xanh của cây Chùm ngây sau khi thu hoạch ở thời điểm 60 ngày, qua 2 lần thu hoạch đƣợc trình bày ở bảng 4.5 và bảng 4.6.

Bảng 4.5: Năng suất chất xanh cây Chùm ngây ở các nghiệm thức ở lứa 2 (tấn/ha)

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P

HC VC VC*HC

Năng suất chất xanh 6,10b 6,93a 6,72a 0,11 0,004

Không ăn đƣợc 1,47 1,47 1,53 0,06 0,771

Ăn đƣợc 4,62b 5,46a 5,19ab 0,16 0,025

Chú ý: a,b, những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả năng suất chất xanh và phần ăn đƣợc của cây Chùm ngây ở 3 nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong đó năng suất của nghiệm thức VC và VC*HC cho kết quả cao, nghiệm thức HC cho kết quả thấp nhất. Năng suất của thí nghiệm ở cả 2 nghiệm thức VC và VC*HC cao hơn kết quả của Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) (6,3 tấn/ha ở lứa thứ 2 với khoảng cách trồng 40*40 cm) đều đó cho thấy: tuy cây Chùm ngây trong thí nghiệm của Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) có khoảng cách trồng dày hơn nhƣng năng suất thấp hơn so với thí nghiệm đƣợc trồng với khoảng cách 50*50 cm có sử dụng phân bón VC và VC*HC. Nghiệm thức HC thấp hơn kết quả của Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) là do đây là phân hữu cơ nên các chất dinh dƣỡng trong phân sẽ không phân giải kịp để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cây vì thế năng suất sẽ thấp hơn. Từ đó cũng cho thấy việc sử dụng phân VC và hỗn hợp phân VC*HC sẽ cho năng suất tốt hơn phân HC.

29

Bảng 4.6: Năng suất chất xanh cây Chùm ngây ở các nghiệm thức ở lứa 3 (tấn/ha)

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P

HC VC VC*HC

Năng suất xanh 6,39b 7,43a 7,14ab 0,22 0,034

Không ăn đƣợc 1,44 1,46 1,58 0,11 0,659

Ăn đƣợc 4,94b 5,96a 5,56ab 0,22 0,044

Chú ý: a,b, những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua kết quả của bảng 4.6, năng suất chất xanh của cây Chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 3 khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,034). Trong đó nghiệm thức VC cho năng suất chất xanh cao nhất là 7,43 tấn/ha, tƣơng đƣơng là nghiệm thức VC*HC với 7,14 tấn/ha và cho kết quả thấp nhất là nghiệm thức HC cho 6,39 tấn/ha. Kết quả này cho năng suất chất xanh cao hơn rất nhiều so với năng suất chất xanh của nghiên cứu “Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của phân bón lên khả năng sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây Chùm ngây (Moringa oleifera, lam)” ở lứa đầu tiên của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013) nghiệm thức, HC, VC, VC*HC có năng suất chất xanh trong lứa đầu tiên là 1,09 tấn/ha/lứa, 4,15 tấn/ha/lứa, 3,60 tấn/ha/lứa. Kết quả của thí nghiệm cao hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013), có thể do cây đã trƣởng thành, khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết tốt, bộ rễ phát triển tốt, đảm bảo lấy đủ chất dinh dƣỡng từ đất và các nguồn phân bón từ 3 nghiệm thức nên cho năng suất chất xanh cao hơn nhiều. Mặt khác, kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013) là khi bón phân vô cơ sẽ cho năng suất chất xanh cao nhất, phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho năng suất tƣơng đƣơng và thấp nhất là phân hữu cơ.

Tuy nhiên, năng suất xanh của cây lại thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Bạch Tuấn Kiệt (2007) với 20,73 tấn/ha ở lứa cắt thứ 3 vào thời điểm thu hoạch 75 ngày. Kết quả này thấp hơn có thể là do cây chùm ngây trong thí nghiệm đƣợc trồng với khoảng cách 50*50 cm thƣa hơn khoảng cách trồng của Bạch Tuấn Kiệt (2007) với khoảng cách 40*40 cm. Mặt khác thí nghiệm của Bạch Tuấn Kiệt (2007) thì cây chùm ngây đƣợc trồng trên nền đất tƣơi xốp giàu dinh dƣỡng và khi trồng cây cũng đƣợc rãi một lớp phân bò đã hoai dƣới gốc để cây có chất dinh dƣỡng để phát triển và đạt năng suất cao.

30

Năng suất phần ăn đƣợc của cây Chùm ngây ở lứa 3 giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,044), năng suất cao nhất ở nghiệm thức VC là 5,96 tấn/ha, tƣơng đƣơng là nghiệm thức VC*HC với 5,56 tấn/ha và thấp nhất là HC có 4,94 tấn/ha.

Kết hợp bảng 4.5 và bảng 4.6, năng suất chất xanh của cây Chùm ngây ở lứa 3 cao hơn lứa 2, và cao hơn cả lứa đầu tiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Chúc Ngân (2013), cụ thể nghiệm thức HC ở lứa 3 cao hơn lứa 2 là 0,29 tấn/ha, nghiệm thức VC là 0,5 tấn/ha, VC*HC là 0,42 tấn/ha. Hơn nữa năng suất lứa thứ 3 này cũng cao hơn năng suất trong thí nghiệm của Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) là 4,9 tấn/ha ở lứa thu hoạch thứ 2 với khoảng cách trồng 40*40 cm. Năng suất chất xanh của nghiệm thức HC ở lứa 3 cao hơn lứa 2 tuy không nhiều, nhƣng cũng cho thấy hiệu quả sử dụng phân bón HC trong thí nghiệm, có thể sau 30 ngày bón phân HC ở lứa 2, những chất dinh dƣỡng trong phân HC không đƣợc phân giải hết, nên trong giai đoạn phát triển ở lứa thứ 3 cây Chùm ngây đã đƣợc hấp thu thêm hàm lƣợng dinh dƣỡng trong lứa 2 mà phân hữu cơ không sử dụng hết cộng thêm hàm lƣợng dinh dƣỡng của phân hữu cơ đang sử dụng trong lứa 3 nên đã cung cấp cho cây một lƣợng dinh dƣỡng cao hơn lứa 2, vì thế trong lứa 3 hàm lƣợng dinh dƣỡng đƣợc cây trồng hấp thu nhiều từ cả 2 lứa, nên cây phát triển tốt hơn lứa 2 và cho năng suất chất xanh trong lứa 3 cao hơn lứa 2. Kết quả cho thấy phân hữu cơ có tính phân giải chậm, không kịp cung cấp dƣỡng chất cho cây trồng nên thƣờng dùng để bón lót (Lê Văn Căn, 1982; Hà Thị Thanh Bình vàctv, 2002) sẽ cho hiệu quả cao hơn bón thúc.

Ngoài ra, khi so sánh năng suất chất xanh của cây chùm ngây với một số loại cây thức ăn gia súc khác thì năng suất lại thấp hơn nhƣ cây Bình linh thu hoạch lúc 90 ngày tuổi có năng suất 8,72 tấn/ha, cây Caliandra calothyrsus có năng suất là 9,45 tấn/ha hay cây Flemingia macrophylla với 16,97 tấn/ha (Võ Anh Thi, 2007). Kết quả cho thấy dù cây đƣợc bón phân và cùng trồng trên nền đất pha cát nhƣng năng suất vẫn còn thấp hơn so với các loại cây thức ăn gia súc khác. Lý do là các cây Caliandra calothyrsus, Flemingia macrophylla, Bình linh đều là những cây họ đậu chúng có khả năng cố định nitơ cũng nhƣ hàm lƣợng dinh dƣỡng cao nên cung cấp đầy đủ dƣỡng chất cho cây để cây phát triển tốt và tăng năng suất.

Năng suất chất xanh của cây chùm ngây trong thí nghiệm đƣợc tăng lên nhờ sử dụng phân bón nhƣng năng suất vẫn còn thấp hơn năng suất của cây Caliandra calothyrsus trong thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013). Tuy năng suất có

31

thấp hơn nhƣng kết quả cho thấy phân vô cơ có tác động mạnh đến việc tăng năng suất cây chùm ngây, cho kết quả tƣơng đƣơng là hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ và cho năng suất thấp nhất là phân hữu cơ. Kết quả này giống với kết quả của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) khi tiến hành “Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của phân bón lên khả năng sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây Keo cũi (Caliandra calothyrsus) tại thành phố Cần Thơ” cũng cho kết quả Phân Vô cơ cho năng suất chất xanh cao nhất 9,67 tấn/ha, kết quả tƣơng đƣơng là hỗn hợp phân vô cơ với hữu cơ 8,52 tấn/ha, và thấp nhất là phân hữu cơ 7,73 tấn/ha.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)