Sự phát triển nhánh lá

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 36 - 38)

Khả năng tái sinh và sự phát triển của bộ lá (Hình 4.3) thể hiện sự tƣơi tốt và hiệu quả của việc bón các loại phân cho cây Chùm ngây.

Hình 4.3: Sự tái sinh của cây Chùm ngây sau 10 ngày cắt

Bảng 4.3: Số nhánh cây Chùm ngây ở các nghiệm thức vào các thời điểm trong lứa 2

Thời gian Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC 30 ngày 9,79b 10,70a 9,74b 0,16 0,01 45 ngày 9,66b 11,11a 11,14a 0,22 0,005 60 ngày 9,93b 11,44a 11,78a 0,26 0,006

Chú ý: a,b, những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Theo kết quả của bảng 4.3, số nhánh trung bình của các nghiệm thức vào các thời điểm 30 ngày (lúc bón phân), 45, 60 ngày trong lứa 2 khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Thời gian 30 ngày nghiệm thức VC có nhiều nhánh nhất với 10,70 nhánh, còn nghiệm thức HC có 9,79 nhánh, VC*HC là 9,74 nhánh. Tuy nhiên số nhánh chênh lệch giữa các nghiệm thức là không nhiều.

Ở thời điểm 45, 60 ngày thì số nhánh của các nghiệm thức không cao hơn nhiều so với lúc 30 ngày. Nghiệm thức VC*HC cho số nhánh cao hơn 2 nghiệm thức còn lại cho thấy hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phân hữu cơ và phân hóa

26

học có lợi hơn và có hiệu quả hơn là sử dụng đơn thuần một loại phân bón (Lê Văn Căn, 1983) ở chiều cao mà hiệu quả sử dụng phân bón kết hợp này còn thể hiện ở sự phát triển của bộ lá. Hơn nữa nghiệm thức VC*HC không chỉ cung cấp nguồn dinh dƣỡng là N, P, K mà còn một số nguyên tố đa - vi lƣợng cho cây trồng từ phân hữu cơ, đây là ƣu điểm của việc phối hợp sử dụng phân bón VC và HC để tăng năng suất, cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất lâu dài.

Sau khi thu hoạch lứa 2 xong sau 30 ngày ta tiến hành bón phân cho cây Chùm ngây với 3 nghiệm thức và hàm lƣợng của phân bón giống nhƣ ở lứa 2. Khi bón phân khả năng tái sinh và phát triển của nhánh ở lứa 3 thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Số nhánh cây Chùm ngây ở các nghiệm thức vào các thời điểm trong lứa 3

Thời gian Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC 30 ngày 9,14 10,24 9,78 0,26 0,062 45 ngày 9,27b 10,92a 11,22a 0,30 0,008 60 ngày 9,69b 11,32a 11,84a 0,24 0,002

Chú ý: a,b, những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Hình 4.4: Sự phát triển của bộ nhánh lá Chùm ngây

0 2 4 6 8 10 12 14

30 Ngày 45 Ngày 60 Ngày 30 Ngày 45 Ngày 60 Ngày

số nhánh Thời gian HC VC VC*HC Lứa 2 Lứa 3

27

Trong bảng 4.4, số nhánh trung bình của cây Chùm ngây ở lứa 3 lúc 30 ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P=0,062). Nhƣng ở thời điểm 45, 60 ngày, số nhánh trung bình giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong 2 giai đoạn này thì nghiệm thức VC*HC có số nhánh cao nhất, và thấp nhất là nghiệm thức HC (Hình 4.4). Kết quả này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phân vô cơ và hữu cơ có lợi hơn và hiệu quả hơn là bón đơn thuần một loại (Lê Văn Căn, 1983).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)