Vai trò của phân bón

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)

2.2.3.1 Đối với cây trồng

Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2014), cho rằng phân bón cung cấp các chất dinh dƣỡng cần thiết cho cây trồng sinh trƣởng phát triển. Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ dinh dƣỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hƣởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.

Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trên toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng số sản lƣợng nông sản tăng thêm. Ở nƣớc ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lƣợng, bón 1 tấn chất dinh dƣỡng nguyên chất thu đƣợc 13 tấn hạt ngũ cốc. Bón phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lƣợng nông sản, cụ thể làm tăng hàm lƣợng chất khoáng, protein, đƣờng và vitamin cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dƣỡng, hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể làm giảm năng suất và chất lƣợng nông sản (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2014).

2.2.3.2 Đối với đất và môi trƣờng

Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy vậy bón phân không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH4, CO2, NH3, NO3, phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng và ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2014).

16

2.2.3.3 Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt

Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2014) thì sử dụng phân bón có liên quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác. Ví dụ: sử dụng giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ. Ngƣợc lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hƣởng đến hiệu lực của phân bón. Ví dụ: chế độ nƣớc không thích hợp hoặc kỹ thuật làm đất kém có thể làm giảm 10 - 20% hiệu lực phân bón.

2.2.3.4 Đối với thu nhập của ngƣời sản xuất

Do làm tăng năng suất và chất lƣợng nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho ngƣời trồng trọt (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2014).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)