Chiều cao và tốc độ tăng trƣởng của cây chùm ngây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 33 - 36)

Sau khi cắt cây đƣợc 30 ngày thì tiến hành bón phân với các nghiệm thức HC, VC, VC*HC với hàm lƣợng đã tính rồi theo dõi sự phát triển của cây thông qua sự tăng trƣởng về chiều cao (Hình 4.1), khả năng mọc nhánh của cây.

Hình 4.1: Đo chiều cao của cây Chùm ngây

Chiều cao cây và tốc độ tăng trƣởng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển và tính năng sản xuất cũng nhƣ hiệu quả sử dụng phân bón của cây. Kết quả đo chiều cao cây Chùm ngây của các nghiệm thức đƣợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Chiều cao cây Chùm ngây của các nghiệm thức ở các thời điểm trong lứa 2 (cm) Thời gian Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC 30 ngày (lúc bón phân) 66,48c 78,06a 71,93b 5,19 0,001 45 ngày 83,10b 113,19a 109,97a 6,18 0,001 60 ngày 108,03b 147,15a 142,96a 4,83 0,001

Chú ý: a,b,c những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

23

Từ kết quả của bảng 4.1, chiều cao của cây Chùm ngây khi ở thời điểm 30, 45, 60 ngày của các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Ở thời điểm bón phân (30 ngày trƣớc khi thu hoạch), nghiệm thức VC cho kết quả cao nhất là 78,06 cm, kế đến nghiệm thức VC*HC là 71,93 cm và cho kết quả thấp nhất là nghiệm thức HC là 66,48 cm.

Trong lứa thứ 2 thì nghiệm thức VC luôn cho kết quả cao nhất, thứ hai là nghiệm thức VC*HC và thấp nhất là HC. Sở dĩ nghiệm thức VC cho kết quả cao vì nghiệm thức VC sử dụng phân bón vô cơ (phân hóa học) dễ hòa tan và cây trồng dễ hấp thu, nên khi bón vào cây trồng có thể hấp thu trực tiếp, nhanh, hiệu quả nhanh hơn. Đối với nghiệm thức HC, vì phân hữu cơ có tính phân giải chậm, dƣỡng chất thấp và tác dụng chậm hơn so với phân vô cơ (Lê Văn Căn, 1982; Hà Thị Thanh Bình ctv, 2002) do đó khi bón phân hữu cơ (HC) vào cây Chùm ngây không thể hấp thu ngay đƣợc, vì thế sự tăng trƣởng về chiều cao của cây ở nghiệm thức HC sẽ thấp hơn rất nhiều so với nghiệm thức VC.

Bảng 4.2: Chiều cao cây Chùm ngây ở các nghiệm thức vào các thời điểm ở lứa thứ 3 (cm) Thời gian Nghiệm thức SEM P HC VC VC*HC 30 ngày 63,63b 74,71a 68,75ab 6,84 0,015 45 ngày 81,71b 108,72a 110,70a 7,12 0,002 60 ngày 109,53b 141,29a 127,26ab 5,21 0,014

Chú ý: a,b, những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

24

Hình 4.2: Chiều cao cây Chùm ngây qua 2 lứa

Sang lứa thứ 3 ta thấy vào thời điểm 30 ngày và 60 ngày sau thu hoạch lứa 2 thì nghiệm thức VC vẫn cho kết quả chiều cao trung bình của cây Chùm ngây cao nhất. Nhƣng ở thời điểm lúc 45 ngày thì nghiệm thức VC*HC lại cho kết quả cao nhất 110,70 cm, còn nghiệm thức HC thì luôn cho kết quả thấp nhất. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng phân vô cơ kết hợp hữu cơ có lợi hơn và có hiệu quả hơn là bón đơn thuần một loại phân bón vì phân hóa học cung cấp chất dinh dƣỡng dễ tiêu cho vi sinh vật phân giải hữu cơ, đồng thời phân hữu cơ lại cung cấp vi sinh vật dễ huy động và vận chuyển các thức ăn của cây trong đất, trở thành những chất dễ tiêu hơn, cuối cùng khối lƣợng chất dinh dƣỡng cho cây trồng đƣợc tăng lên (Lê Văn Căn, 1983).

Cây Chùm ngây đƣợc bón phân vô cơ hoặc hỗn hợp phân vô cơ và hữu cơ sẽ cho tốc độ tăng trƣởng cao nhất (Hình 4.2). Điều này chứng minh phân vô cơ chứa các dƣỡng chất dễ hấp thu, khi bón vào đất cây trồng có thể hấp thu ngay. Hàm lƣợng dƣỡng chất trong phân vô cơ khá cao (Ngô Ngọc Hƣng ctv, 2004). Ngoài ra, phân vô cơ thích hợp cho việc bón thúc để nâng cao năng suất cây Chùm ngây. 0 20 40 60 80 100 120 140 160

30 Ngày 45 Ngày 60 Ngày 30 Ngày 45 Ngày 60 Ngày

Chiều cao (cm) Thời gian HC VC VC*HC Lứa 2 Lứa 3

25

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)