Xác định khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá vằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất chè vằng túi lọc (Trang 40 - 44)

Dịch chiết lá vằng có hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa đã được nghiên cứu trong điều kiện ống nghiệm cũng như trong cơ thể, [4], [31] khả năng kháng khuẩn, kháng oxy hóa đó là do trong lá vằng có chứa một số hợp chất như : terpenoit, glycosit đắng, flavonoit và ancaloid.

Để xác định chất lượng và hoạt tính sinh học của lá vằng tươi và trà thành phẩm, tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn lá vằng tươi với trà thành phẩm với 2 chủng vi khuẩn gây bệnh là Samonella và E.coli.

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá vằng ở các nồng độ 5%, 10%, 15%, 20%.

Thời gian nuôi cấy là 48 giờ.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá vằng tươi, được thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.6 Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn

Vi khuẩn thử nghiệm Đường kính thủy phân(mm)

Nồng độ 5% 10% 15% 20%

E.coli 6 7,5 8,5 10

Samonela 7,5 10,5 11,5 13

Samonella E.coli

Từ kết quả ở bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy:

Với các nồng độ thí nghiệm, đường kính vòng thủy phân thay đổi khá lớn. Nồng độ dịch chiết lá vằng tươi 5% đã có khả năng ức chế sự phát triển của cả 2 loại vi khuẩn là E. coli và Samonella đường kính vòng kháng khuẩn đạt tương ứng là 6 và 7,5 mm. Nồng độ dịch chiết lá vằng tươi tăng, đường kính vòng kháng khuẩn tăng rõ rệt. Nồng độ dịch chiết 20% cho đường kính vòng kháng khuẩn rộng tới 10 mm và 13 mm tương ứng với E.coli và Samonella.

 Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết lá vằng khô được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.7 Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn

Vi khuẩn thử nghiệm Đường kính thủy phân(mm)

Nồng độ 5% 10% 15% 20%

E.coli 4 5,5 6 7,5

Samonela 5,5 6,5 7 9,5

Samonella E.coli

Từ kết quả ở bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy:

Với các nồng độ thí nghiệm trên chúng tôi thấy, dịch chiết lá vằng khô ở các nồng độ giảm so hơn so với ở dịch chiết lá vằng tươi, dịch chiết nồng độ 5 % cho vòng kháng khuẩn có đường kính 4 mm và 5,5 mm tương ứng với E.coli và Samonella.Nồng độ 20 % có vòng kháng khuẩn 7,5 mm và 9,5 mm.

Qua hai bảng trên chúng tôi thấy dịch chiết lá vằng (khô, tươi ) ở nồng độ 5 % đã có thể ức chế khả năng hoạt động của hai chủng vi khuẩn E. coli và

Samonella.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ninh Hải hoạt tính kháng khuẩn được thực hiện trong ống nghiệm (khuếch tán, pha loãng, phương pháp bioautographic) và trongcơ thể (máu nhiễm trên chuột) được sử dụng để thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn.

Kết quả của phương pháp khuếch tán cho thấy rằng 40%, 90% Ethanol và nước chiết xuất từ J.subtriplinerve có hiệu ứng mạnh mẽ chống các chủng vi khuẩn S.aureus, S.haemalyticus, S.shigae, S.dysenteriae, và S.typhy nhưng suy yếu so với P.aeruginosa, E.coli, S.sonnei, S.flexner và không có tác dụng trên B.subtilis, B.mycoides, S.epidermidis và C.albicans.

Thử nghiệm kháng khuẩn đã được thực hiện máu nhiễm trên chuột bằng chủng vi khuẩn S.typhy. Cho uống dịch chiết nước của J.subtriplinerve ở liều5g / kg bw bốn ngày trước khi tiêm 0.2ml với nồng độ vi khuẩn 3.3 x 106. CácTỷ lệ sống sót của chuột sau khi điều trị được 78% [4].

Tài liệu tham khảo 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%B1ng 2. http://www.vietrade.gov.vn/che/70-d-oan-tieu-th-che-dc-tho-s-gim-trong- nm-2009.html 3.http://lavavietnam.com/tin-chi-tiet/gop-phan-nghien-cuu-cac-flavonoid- trong-cay-che-vang/26.html

4.T.N.H. Nguyen, PhD. Thesis of Pharmacy (1986)

5. giáo sư tiến sĩ đỗ tất lợi ,những cây thuốc và vị thuốc việt nam 6. http://lavavietnam.com/tin-chi-tiet/cay-che-vang/14.html 7.http://lavavietnam.com/chi-tiet-san-pham/cao-che-vang-lava-san-pham- moi--dam-dac-hon/487/29.html 8. http://lavangjsc.com.vn/ 9. http://chevang.vn3c.com 10. luatvn.net/Filedownload/167271/178349/vi_tcvn6958_2001.doc 11.http://www.thiennhien.net/2009/02/05/cay-che-vang/ 12.[http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/vang.htm] 13.http://tailieu.vn/doc/bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-che-vang- 1289237.html (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. W. Kraus, Toxin Rev., 22, 495-508 (2003).

15. Jasminum polyanthum, Phytochem., 48, 317-322 (1998)

16. T.N.H. Nguyen, V.B. Nguyen, T. N. Doan, T.T. Le, Vietnamese

J.Pharm., 6, 16-17(1984).

17. T.N.S. Vo, Vietnamese J.Pharm., 2, 18-21 (1984). 18. http://tailieu.vn/doc/tra-duoc-thao-568401.html

19. Đức Hiệp (1998), Trà dược-dưỡng sinh và chữa bệnh, NXB Thanh niên 20. Nguyễn Thiện Luân, Nguyễn Doãn Điện, Phan Quốc Kinh (1997),

Thực phẩm, cây thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp

21. Nguyễn Quốc Sinh. Bài giảng công nghệ sản xuất chè, trường Đại học nông lâm Huế, 2009

22. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành hóa sinh, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2004.

23 Đỗ Thị Bích Thủy. Tài liệu thực hành hóa sinh, Khoa cơ khí công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Huế.

24 Hà Duyên Tư. Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.

25. http://biosmark.com.vn/cay-thuoc-viet-nam/cam-thao.aspx

26. Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Xuân Ngọ ,Cây chè và kĩ thuật chế biến chè,Tp Hồ Chí MSinh ,tháng 12,năm 2009

27. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cellulose

28. Hồ Sỹ Vương, Bài giảng Kỹ thuật sấy nông sản. Khoa Cơ khí công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Huế, 2012

29.htt://luanvan.co/luan-van/cac-loai-duong-va-ung-dung-cua-chung-trong- cong-nghiep-san-xuat-banh-keo-nuoc-giai-khat-2786/

30. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_b%C3%A9o 31http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/9901/9079

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất chè vằng túi lọc (Trang 40 - 44)