Cam thảo là một vị thuốc rất công dụng trong đông y và tây y, nó có tác tốt trong việc điều trị loét dạ dày và tá tràng, có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, đinh nhọt. Ngoài ra nó còn có tác dụng giải độc với nhiều độc tố như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin, trong cam thảo có Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetra chloride...Chất Glyxyridin còn có tác dụng hút các chất độc.
Cam thảo có vị ngọt, tính trung hòa, có tác dụng điều bổ sẽ giúp trà vằng không những giảm được vị đắng mà còn có lợi ích về mặt sức khỏe.Với những lợi ích như vậy chúng tôi tiến hành phối chế lá với cam thảo với các tỉ lệ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5
Bảng 4.5 Ảnh hưởng tỉ lệ lá vằng : cam thảo đến chất lượng trà
Mẫu Điểm cảm quan
Màu sắc Mùi Vị Trạng thái
CT1 6,69c 6,47b 6,58bc 6,58c
CT12 6,65c 6,36b 6,43c 6,75bc
CT3 7,66a 7,49a 7,54a 7,57a
CT4 7,13b 6,66b 6,88b 6,99b
(Trong cùng một cột, các trung bình có chữ số mũ giống nhau thì không có sai khác ở mức ý nghĩa 5%).
Việc lựa chọn cam thảo với tỉ lệ thích hợp sẽ tạo trà vị ngọt dịu, hậu vị tốt. Qua bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy:
Đối với màu sắc mức độ ưa thích nhất được thể hiện ở công thức CT3 (1:0,03) với số điểm đánh giá là 7.66a. Ở công thức còn lại (trừ CT4) có mức đánh giá như nhau (về mặt thống kê) thể hiện ở số mũ “c”.
Còn đối với chỉ tiêu mùi cả 3 công thức người đánh giá đều cho điểm mức độ tương đối thích, điểm cảm quan cao nhất (xét về mặt thống kê) là ở công thức CT3 (1:0,03) với số điểm đạt được là 7,49a.
Sự khác biệt nhất được thể hiện ở chỉ tiêu vị, vị là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm, qua bảng trên thì người đánh giá cảm quan có sự chênh lệch về vị của trà nhưng cũng ở mức độ tương đối thích ở các công thức CT1, CT2, CT4. Người thử ưa thích về vị của công thức CT3 (1:0,03) với số điểm là 7,54a, thể hiện sự ưa thích của người thử đối với sản phẩm.
Về chỉ tiêu trạng thái chúng tôi nhận thấy, người đánh giá cảm quan cũng có sự chênh lệch giữa các công thức, công thức CT3 có điểm đánh giá cao nhất với số điểm là 7,57a, còn các công thức còn lại người thử cho điểm là tương đối thích.
Hình 4.4 Hình ảnh lệ lá:cam thảo bắc
Như vậy sản phẩm được người đánh giá ưa thích nhất là mẫu CT3 (1:0,03). Do đó chúng tôi quyết định chọn công thức CT3 để cho các nghiên cứu tiếp theo.