Phương pháp đánh giá cảm quan theo phép thử thị hiếu người tiêu dùng [24]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất chè vằng túi lọc (Trang 25 - 26)

dùng [24]

Để lựa chọn các thông số sử dụng trong sản xuất trà vằng túi lọc như nhiệt độ sấy, thời gian sấy, tỉ lệ nguyên liệu phối trộn...., chúng tôi tiến hành đánh giá cảm quan từ các công thức trên bằng phép thử cho điểm thị hiếu để lựa chọn mẫu người tiêu dùng ưa thích nhất.

Phép thử cho điểm thị hiếu là phép thử thực hiện trên số đông người tiêu dùng để tìm hiểu mức độ hài lòng, ưa thích của họ đối với sản phẩm nghiên cứu.

Nguyên tắc của phép thử này, người thử sẽ được mời thử nếm sản phẩm và sau đó họ sẽ đo mức độ ưa thích, hài lòng của mình đối với sản phẩm bằng thang điểm đã được định nghĩa trước thông qua các thuật ngữ mô tả cấp độ hài lòng, ưa thích - thang đo thị hiếu 9 điểm. Thang này được giới hạn bởi một đầu mút “ cực kỳ thích” và đầu đối diện “ cực kỳ không thích”.

Cực kỳ không thích: 1 Tương đối thích: 6

Rất không thích: 2 Thích: 7

Không thích: 3 Rất thích: 8

Tương đối không thích: 4 Cực kỳ thích: 9 Không thích cũng không ghét: 5

Đối với phép thử thị hiếu, để đạt kết quả có ý nghĩa thống kê, phép thử được tiến hành lớn hơn hoặc bằng 100 người thử. Mỗi đợt 6 - 8 người thử. Mỗi thành viên sau khi nếm sẽ đánh giá mức độ ưa thích của mình đối với các mẫu thử theo thang điểm từ 1 - 9 trên cả 4 chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, mùi, vị và trạng thái. Các phiếu cho điểm của mỗi thành viên sẽ được tập hợp lại để xử lý thống kê cho từng chỉ tiêu ghi trên mẫu. Mẫu nào đạt số điểm cao nhất thì coi như ưa thích nhất.

định cao trên các câu trả lời, không phụ thuộc vào vùng địa lý và việc mở rộng kích cỡ nhóm người thử.

Lựa chọn người thử dựa trên tiêu chí đã biết và từng sử dụng các loại trà túi lọc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất chè vằng túi lọc (Trang 25 - 26)