Nguyên nhân dẫn đến nợ công của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 58)

- Nợ công của địa phương phụ thuộc phần lớn vào cân đối ngân sách tỉnh, mức thu ngân sách trên địa bàn hàng năm có tăng vẫn không đủ phân bổ cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh, để có nguồn bố trí vốn đầu tư, địa phương phải đi vay.

Căn cứ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, và danh mục công trình xây dựng cơ bản giai đoạn 2011 – 2015 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, tỉnh Vĩnh Long dự kiến nhu cầu đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án lớn khởi công mới trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 là 12.720,350 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư từ ngân sách tập trung của địa phương và trung ương 8.622,850 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm như thiếu vốn cân đối trong giai đoạn 2011-2015 là 4.097,500 tỷ đồng (bao gồm lĩnh vực giao thông vận tải 1.716,500 tỷ đồng, lĩnh vực nông nghiệp - thủy lợi 307 tỷ đồng, lĩnh vực giáo dục đào tạo 267 tỷ đồng, lĩnh vực văn hóa – thể dục thể thao 180 tỷ đồng, lĩnh vực quản lý nhà nước 1.613 tỷ đồng, lĩnh vực an ninh quốc phòng 14 tỷ đồng).

Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2014 là 13.288,884 tỷ đồng, hàng năm đều tăng so với năm trước vẫn không đủ vốn bù đắp khoản vốn thiếu hụt để bố trí cho các công trình trọng điểm trong tỉnh, cụ thể như sau:

54 Năm Đơn vị tính Tổng thu NSNN trên địa bàn Trong đó

Thu nội địa Thu XSKT Thu thuế XNK Năm 2011 Tỷ đồng 2.306,986 1.441,986 800,00 65,00

Tỷ lệ tăng giảm so

với năm trước % 0,12 -6,51 14,29 5,16

Năm 2012 Tỷ đồng 2.754,057 1.763,913 891,757 98,387

Tỷ lệ tăng giảm so

với năm trước % 19,38 22,33 11,47 51,36

Năm 2013 Tỷ đồng 3.871,985 1.953,523 990,291 928,171

Tỷ lệ tăng giảm so

với năm trước % 40,59 10,75 11,05 843,39

Năm 2014 Tỷ đồng 4.355,856 2.261,220 1.225,564 869,072

Tỷ lệ tăng giảm so

với năm trước % 12,50 15,75 23,76 -6,37

Giai đoạn 2011 - 2014 tỉnh thực hiện đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung và nguồn vốn ODA là 7.902,027 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Năm

Đơn vị tính Tổng cộng

Trong đó Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Năm 2011 Tỷ đồng 3.733,305 1.923,371 1.809,934

Năm 2012 Tỷ đồng 3.489,576 1.763,913 1.725,663

Năm 2013 Tỷ đồng 3.738,161 1.953,523 1.784,638

Năm 2014 Tỷ đồng 4.412,835 2.261,22 2.151,615

Như vậy với số vốn 4.097,50 tỷ đồng được xem như là mức thâm hụt ngân sách của địa phương để đầu tư cho các công trình trọng điểm của tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, bắt buộc địa phương phải đi vay nợ.

- Chi phí vốn vay cũng là một trong những yếu tố tác động đến nợ công của tỉnh. Phần lớn các khoản nợ của tỉnh đều là các khoản tạm ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước và vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam với mức phí và lãi vay rất thấp từ 0%-

55

1,8%/năm, các khoản vay này do Bộ Tài chính quyết định phân bổ theo hạn mức tín dụng hàng năm tùy theo tình hình tồn ngân của Kho bạc Nhà nước và khả năng giải ngân của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Địa phương không chủ động được đối với các khoản vay này vì hàng năm địa phương đều có văn bản đề nghị hạn mức tín dụng cao hơn hạn mức được phê duyệt rất nhiều nhưng không được đáp ứng đầy đủ.

Các hạn mức tín dụng hàng năm được Bộ Tài chính phân bổ rất chậm, thường vào khoảng thời gian giữa năm trở về sau nên địa phương rất khó trong việc bố trí vốn để triển khai thực hiện các dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn vay

Mặc khác địa phương gần như không quan tâm chủ động tìm kiếm nguồn vay khác như phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, hay nguồn vốn khác… để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách nhằm đầu tư các công trình trọng điểm theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do e ngại rủi ro về lãi suất.

Như vậy chi phí vốn vay cũng là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định vay vốn của địa phương.

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình nợ công của tỉnh vì khi nền kinh tế phát triển hơn thì nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tăng, đời sống người dân trong xã hội gia tăng, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư phát triển tăng theo trong khi ngân sách địa phương trong một giai đoạn nhất định không thể đảm bảo đáp ứng mục tiêu này, từ đó phát sinh nhu cầu tìm kiếm các khoản tài trợ từ các nguồn ngoài nguồn thu của ngân sách địa phương, các khoản nợ công hình thành từ đó.

Ngoài ra, kinh tế địa phương phát triển sẽ là nền tảng giúp cho chính quyền dễ dàng vay tiền hơn, dẫn đến khả năng nợ công tăng lên.

+ Giai đoạn 2011-2014 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng trưởng như sau:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ước TH năm 2014

Bình quân 2011-2014

Giá trị GDP theo giá so sánh 2010 (Tỷ đồng) 22.364,806 23.675,952 25.147,862 26.940,905 24.532,381 Tốc độ tăng trưởng tổng GDP theo giá so sánh 2010 8,88 % 5,86 % 6,22 % 7,13 % 7,02%

56

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015 là 7,02%, giá trị tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân 1.684,174 tỷ đồng/năm.

+ Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ước TH Năm 2014 Bình quân 2011-2014 Tổng giá trị vốn đầu tư theo giá

so sánh 2010 (Tỷ đồng)

7.099,409 7.501,079 8.879,968 10.806,000 8.571,614

Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu

tư theo giá so sánh 2010

-5,59 % 5,66 % 18,38 % 21,69% 10,04%

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

+ Chỉ số gia tăng tư bản – đầu ra (sản lượng): ICOR

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ước TH Năm 2014

Bình quân 2011-2014

Giá trị tăng trưởng tổng sản phẩm theo

giá so sánh 2010 (GDP) - (Tỷ đồng)

1.824,202 1.311,146 1.471,910 1.793,043 1.600,075

Giá trị tăng trưởng vốn đầu tư theo giá

so sánh 2010 (Tỷ đồng)

-420.590 401,670 1.378,889 1.926,032 821,500

Chỉ số gia tăng tư bản – đầu ra (sản lượng) ICOR

-0.23 0,31 0,93 1,07 0,51

ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)

57

Chỉ số ICOR năm 2014 của Vĩnh Long là 1,07, cho thấy nếu phải bỏ ra 1,07 đồng vốn đầu tư thì được 1 đồng tăng trưởng.

Đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với tiêu chuẩn đưa ra thì đầu tư ở tỉnh Vĩnh Long có hiệu quả cao, chỉ số ICOR của Vĩnh Long rất thấp, có nghĩa là hiệu suất đầu tư cao.

Vì thế vấn đề ở đây là nếu số tiền được đầu tư hiệu quả thì càng cần phải khuyến khích vay nợ thêm để có thể tạo ra nhiều tài sản và lợi ích cho xã hội hơn, đồng thời số tiền thu được từ nguồn lợi đầu tư của địa phương có thể trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn trong tương lai. Nhưng, một khi đầu tư không hiệu quả thì cần phải cân nhắc kĩ về việc vay nợ.

- Quy định về giới hạn dư nợ và hạn mức tín dụng phân bổ từ trung ương là yếu tố tác động đến nợ công của địa phương: theo khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách năm 2002 quy định “Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”.

Trong khi đó mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách cấp tỉnh hàng năm của tỉnh bình quân là 1.867,962 tỷ đồng/năm, giới hạn dư nợ từ nguồn vốn huy động theo quy định không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách cấp tỉnh là 560 tỷ đồng/năm, chỉ đạt 68% so với nhu cầu vốn vay là 819,500 tỷ đồng/năm (4.097,500 tỷ đồng/5 năm = 819,500 tỷ đồng/năm).

Trong giai đoạn 2011 – 2015, địa phương được Bộ Tài chính quyết định cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển với tổng vốn 431 tỷ đồng, đáp ứng 10,52% nhu

58

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 58)