Về chiến lược quản lý nợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 53)

* Về xác định danh mục nợ : tỉnh thường xác định danh mục nợ của năm sau trên khuôn khổ danh mục nợ công của năm trước, không linh động tìm kiếm nguồn cung ứng vốn mới đáp ứng nhu cầu thiếu vốn thực tế để bố trí cho các công trình đầu

49

tư XDCB bức xúc, cấp bách. Do đó danh mục nợ công thường không đa dạng, chỉ trông chờ vào các nguồn vốn tạm ứng, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất từ trung ương.

* Quản lý rủi ro : đến nay việc quản lý rủi ro chưa được địa phương quan tâm, vì hầu hết các khoản nợ vay của địa phương đều có mức chi phí và rủi ro thấp. Địa phương không có bộ phận quản lý nợ để xác định và quản lý sự đánh đổi giữa chi phí và rủi ro mong đợi trong danh mục quản lý nợ công. Rủi ro trong quản lý nợ công của địa phương cần quan tâm hiện nay là rủi ro thanh toán. Bởi vì nếu địa phương không cân đối được ngân sách để bố trí nguồn trả nợ vay sẽ làm phát sinh chi phí nợ công và ảnh hưởng đến uy tín của địa phương khi muốn tiếp tục vay nợ.

* Tình hình phân bổ và sử dụng vốn vay

Trong các năm qua tỉnh Vĩnh Long có quan tâm đến việc phân bổ và sử dụng các khoản nợ vay theo thứ tự ưu tiên, như chỉ bố trí vốn vay cho những công trình trọng điểm, bức xúc, cấp bách đáp ứng nhu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên việc xây dựng chiến lược phân bổ và sử dụng nợ vay đến nay vẫn chưa được thực hiện rõ ràng, cụ thể.

Việc sử dụng nợ vay đối với các công trình xây dựng cơ bản vẫn không được kiểm tra thường xuyên, một số công trình khi được bố trí vốn vay vẫn bị vướng mắc trong khâu bồi hoàn giải phóng mặt bằng, chậm thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thi công công trình đẫn đến khối lượng giải ngân thấp, làm giảm hiệu quả vốn vay.

- Tình hình phân bổ vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015

Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Long là 1.332,795 tỷ đồng. Trong đó:

50 STT Lĩnh vực đầu tư Số vốn phân

bổ (tỷ đồng) Số vốn giải ngân (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn giải ngân so với vốn phân bổ (%) 1 Thủy lợi 809,60 809,60 100 2 Y tế 407,00 407,00 100

3 Giáo dục đào tạo 42,85 42,85 100

4 Giao thông nông thôn 58,345 58,345 100

5 Tài nguyên môi trường (dự án VLAP)

15,00 15,00 100

Tổng cộng 1.332,795 1.332,795

+ Thủy lợi: bố trí vốn cho 03 dự án và các dự án chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

+ Y tế: bố trí vốn cho 07 dự án (Chủ yếu tập trung 07 dự án bệnh viện tuyến huyện, 02 dự án bệnh viện tuyến tỉnh).

+ Giáo dục đào tạo: bố trí vốn cho 01 đề án (Chủ yếu tập trung cho đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2).

+ Giao thông nông thôn: bố trí vốn cho dự án đối ứng ODA và các dự án chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

+ Tài nguyên môi trường: bố trí vốn đối ứng cho dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP).

Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai thực hiện và giải ngân đạt 100% kế hoạch.

- Tình hình vay và sử dụng vốn vay đầu tư phát triển khác

+ Giai đoạn 2011-2014, tỉnh Vĩnh Long vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi với tổng số vốn 366 tỷ đồng chủ yếu đầu tư cho giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương. Bố trí 46 danh mục công trình giao thông nông thôn với số vốn 301,7 tỷ đồng,

51

đầu tư 24 danh mục công trình kiên cố hóa kênh mương với số vốn 58,3 tỷ đồng. Ước thực hiện và giải ngân đến 31/01/2015 đạt 100% kế hoạch (có phụ lục 1 kèm theo.

+ Ngoài ra, trong giai đoạn này tỉnh cũng sử dụng nguồn vốn tạm ứng từ nguồn tồn ngân Kho bạc Nhà nước trung ương chuyển sang để thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, nông nghiệp, thủy lợ, nông thôn mới, giao thông, công nghệ thông tin, an ninh quốc phòng, hạ tầng công cộng...

(có phụ lục 2 kèm theo)

+ Dự kiến năm 2015, vay từ nguồn vốn tín dụng 215 tỷ đồng đầu tư 35 danh mục công trình, trong đó: lĩnh vực giao thông 157 tỷ đồng cho 21 công trình, nông nghiệp 28 tỷ đồng cho 11 danh mục công trình, giáo dục đào tạo 20 tỷ đồng cho 01 danh mục công trình, văn hóa 10 tỷ đồng cho 02 danh mục công trình.

Tình hình vay nợ qua các năm cụ thể như sau:

ĐVT: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Nội dung

2011 2012 2013 2014

Vay Dư nợ Vay Dư nợ Vay Dư nợ Vay Dư nợ

Tạm ứng vốn nhàn

rỗi KBNN - 100,00 - 100,00 - - - -

Vay XD kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn

30,00 103,50 75,00 148,50 173,00 266,75 65,00 239,75

Vay đầu tư cụm tuyến dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long 23,10 132,395 - 124,145 110,10 92,405 Tổng cộng 53,10 335.895 75,00 272,645 173,00 376,76 65,00 332,155 Tỉ lệ nợ vay trên vốn đầu tư XDCB 2,93% 18,56% 4,35% 15,80% 9,70% 21,11% 3,02% 15,44% Tỉ lệ nợ vay trên tổng giá trị GDP 0,24% 1,50% 0,32% 1,15% 0,69% 1,50% 0,24% 1,23%

52

Căn cứ số liệu chi tiết về tình vay nợ của tỉnh nêu trên cho thấy tỷ lệ nợ vay của tỉnh trên kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Long hiện đang ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên nếu so sánh tỉ lệ nợ vay trên tổng GDP giai đoạn 2011 -2014 thì tỷ lệ dư nợ hàng năm của tỉnh chưa đạt 2%, con số này cho thấy mức độ huy động vốn vay theo sự khống chế 30% vốn đầu tư XDCB thì tỷ lệ này rất thấp so với nhu cầu vốn vay đầu tư của tỉnh.

- Tình hình trả nợ

ĐVT: Tỷ đồng

Danh mục vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Gốc Lãi (Phí) Gốc Lãi (Phí) Gốc Lãi (Phí) Gốc Lãi (Phí) Tạm ứng vốn nhàn rỗi KBNN 100,00 3,00 1,83 100,00 1,85 -

Vay XD kiên cố hóa kênh mương và giao

thông nông thôn

30,00 54,75 92,00 -

Vay đầu tư cụm tuyến dân cư vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long 13,437 0,29 8,25 0,268 14,135 17,605 - Cộng 113,437 3,290 38,250 2,098 168,885 1,850 109,605 - Tổng cộng 116,727 40,348 170,735 109,605 Tỷ lệ trả nợ trên tổng thu NSĐP 5,0597 % 1,465 % 4,409 % 2,516 % Tỷ lệ trả nợ trên tổng chi NSĐP 1,639 % 1,465 % 4,409 % 2,516 %

(Nguồn Báo cáo tình hình vay và trả nợ vay của tỉnh Vĩnh Long)

Việc thực hiện trả nợ vay của tỉnh thực hiện theo dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm. Tuy nhiên, đối với các khoản tạm ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước là các khoản tạm ứng ngắn hạn có thời hạn 1 năm,

53

trong khi dự toán kinh phí trả nợ không được xây dựng theo chương trình, kế hoạch cụ thể riêng theo giai đoạn trung hoặc dài hạn mà chỉ đưa vào dự toán ngân sách địa phương hàng năm sẽ gây khó khăn cho địa phương trong cân đối ngân sách trả nợ. Kế hoạch trả nợ công của tỉnh không có tính dự báo dài hạn, sẽ rất khó cho địa phương trong điều hành kế hoạch tài chính trung hạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nợ công của tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 53)